| Hotline: 0983.970.780

Vinafood cố tình "ém" 8 tấn thịt "bẩn"

Thứ Hai 19/04/2010 , 13:15 (GMT+7)

Vẫn còn tới 8 tấn thịt “bẩn” của Cty này đang nằm trong kho lạnh Seaprodex tại KCN Sóng Thần 1 (Bình Dương).

* Phát hiện 2 container thịt nhiễm khuẩn

Lô thịt 8 tấn thịt đầu heo quá đát (600 thùng) của Vinafood vẫn nằm ì ở kho Seaprodex sau gần 1 năm bị phát hiện

Dù đã gần 1 năm sau sự kiện hàng loạt lô hàng thịt đông lạnh “bẩn” nhập khẩu của Cty Cổ phần Thực phẩm Việt Nam (Vinafood) bị đưa ra ánh sáng, thật bất ngờ khi NNVN phát hiện một lượng lớn thực phẩm kinh dị này vẫn nghênh ngang “ngự” trong kho lạnh như trêu ngươi dư luận…

Từ một nguồn tin tố giác, NNVN đã trao đổi với bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Bình Dương thì được biết, vẫn còn tới 8 tấn thịt “bẩn” của Cty này đang nằm trong kho lạnh Seaprodex tại KCN Sóng Thần 1 (Bình Dương).

Thông tin này thực sự gây “sốc” cho công luận khi lô hàng này vào thời điểm bị phát hiện cách đây 9 tháng đã hết hạn sử dụng từ lâu. Cụ thể, ngày 21/7/2009, Đoàn kiểm tra VSATTP tỉnh Bình Dương phát hiện 2 lô hàng sườn nạc đầu heo với số lượng gần 600 thùng (8 tấn) của Vinafood đang để trong kho lạnh Seaprodex Sài Gòn (KCN Sóng Thần, huyện Dĩ An, Bình Dương) bị dán nhãn mới (sửa date) trong đó có ghi HSD đến tháng 1/2010. Ngoài ra, 3 mặt hàng gan heo với số lượng lên đến 50 tấn (hơn 3.600 thùng) phát hiện ghi sai thành phần (gan heo nhưng lại ghi thịt heo).

Trước đó một ngày, Đoàn kiểm tra cũng phát hiện tại kho lạnh Swire (KCN Sóng Thần) một lô hàng của Vinafood bất nhất về nội dung nhãn: Trên nhãn phụ ghi thịt heo nhưng thực tế mở ra kiểm tra lại là… lá lách heo! Cũng tại kho này, 3 lô hàng thịt heo ba rọi với khối lượng lên đến 55 tấn không có nhãn hàng hóa của nhà nhập khẩu. Ngoài ra, một lô sườn heo Hans Fresh với khối lượng trên 8 tấn (413 thùng) ghi sai NSX…

Điều đáng nói, việc xử lý các lô hàng sai phạm này được triển khai rất chậm trễ. Cụ thể, phải đến ngày 11/3/2010 UBND tỉnh Bình Dương mới có công văn giao Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy 8 tấn thịt đầu heo quá đát (600 thùng) của Vinafood phát hiện ở kho Seaprodex và yêu cầu báo cáo việc tiêu hủy chậm nhất vào ngày 30/3/2010. Tuy nhiên, sau hai lần gửi thông báo yêu cầu Vinafood trình phương án tiêu hủy, nhưng đến nay Chi cục vẫn chưa nhận được bất kỳ phúc đáp từ phía Vinafood. Trước sự “lì lợm” này, Chi cục Bảo vệ môi trường đã báo cáo Sở Tài nguyên – Môi trường tìm hướng xử lý. Bà Võ Thị Ngọc Hạnh cho biết, hiện Sở đã gửi báo cáo trình UBND tỉnh để tiến hành tổ chức cưỡng chế tiêu hủy và buộc Vinafood phải chịu toàn bộ các chi phí phát sinh.

PHÁT HIỆN 48 TẤN THỊT “BẨN”

Cơ quan Thú y Vùng VI cho biết, từ đầu năm 2010 đến nay, trung bình mỗi tháng có trên 2.000 tấn thịt đông lạnh nhập khẩu vào VN. Đặc biệt, trong tháng qua, cơ quan này đã phát hiện 2 container thịt nhiễm khuẩn với tổng trọng lượng 48 tấn. Số thịt “bẩn” này đã bị buộc tái xuất khỏi VN.

Về nguyên nhân thịt “bẩn” được phát hiện từ tháng 7/2009 nhưng đến tháng 3/2010 tỉnh Bình Dương mới yêu cầu tiêu hủy, ông Tạ Trọng Khang – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Dương khẳng định, trước đó Cty Vinafood đã có đề nghị được tái xuất để “gỡ vốn”. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì số hàng này vẫn nằm ì trong kho suốt thời gian qua! Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Bình – Phó Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng VI cho biết, việc tiêu hủy lô thịt “bẩn” của Vinafood thuộc trách nhiệm của địa phương và trực tiếp là tỉnh Bình Dương, Cơ quan Thú y Vùng VI không làm việc này.

Ông Bình cũng phản ánh, mặc dù phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho rất nhiều DN trên phạm vi địa bàn rộng lớn, tuy nhiên Thú y Vùng VI vẫn chưa có nổi một chiếc xe chuyên dụng đông lạnh để chở mẫu xét nghiệm. “Chúng tôi đã xin Bộ NN-PTNT phê duyệt cho mua xe phục vụ công tác từ tháng 7/2009, nhưng đến nay đã gần 1 năm trôi qua vẫn chưa được phê duyệt”. Như NNVN đã phản ánh, việc ngành thú y thiếu phương tiện vận chuyển đông lạnh rất dễ dẫn đến tình trạng mẫu xét nghiệm bị đánh tráo trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Vì thế, việc thú y Vùng VI xin một chiếc xe chuyên dụng là rất chính đáng nhưng không hiểu sao lại bị làm khó?!

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm