| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk thu mua sữa bò tươi nguyên liệu của nông dân tăng gần 22%

Thứ Tư 04/02/2015 , 09:36 (GMT+7)

Thống kê trong 1 tháng đầu năm 2015, Vinamilk thu mua gần 20 triệu kg sữa, tăng trưởng gần 22% so với cùng kỳ năm 2014. 

Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã thu mua hơn 183 triệu kg sữa, tăng 17,12% so với năm 2013.

Riêng khu vực phía Bắc, Vinamilk thu mua gần 22 triệu kg sữa (mua từ hộ nông dân 14,7 triệu kg), tăng 50,1% sản lượng và 58,6% giá trị.

Trong cả nước, lượng sữa nguyên liệu Vinamilk thu mua của nông dân chiếm hơn 60%.

Vinamilk đã gắn bó với hộ nông dân từ khi Việt Nam bắt đầu phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Mục tiêu của Vinamilk là ngày càng nâng cao chất lượng sữa bò tươi nguyên liệu, tăng năng suất khai thác sữa để nông dân cùng Vinamilk phát triển một ngành chăn nuôi bò sữa bền vững, an toàn thực phẩm và chuyên nghiệp, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm sữa được kiểm soát nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm từ nông trại chăn nuôi bò sữa đến bàn ăn.

Vì vậy các hộ chăn nuôi bò sữa, là người cung cấp nguyên liệu sữa, nếu tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sữa tươi nguyên liệu thì sẽ không bao giờ phải lo đầu ra vì Vinamilk thu mua 365 ngày trong năm.

Hiện nay, Vinamilk đang hỗ trợ thu mua sữa cho hộ nông dân chăn nuôi bò sữa cùng một mặt bằng giá thu mua thống nhất với các trang trại thuộc công ty con của Vinamilk, để người nông dân tiếp cận các chính sách, phương tiện kỹ thuật chăn nuôi hiện đại, tiến tới phát triển ngang bằng với trang trại chăn nuôi quy mô công nghệ cao, công nghiệp hiện đại trong tương lai.


Cỏ chất lượng cao sử dụng trong khẩu phần của bò cao sản tại trang trại của Vinamilk

Giá thu mua sữa tươi nguyên liệu của Vinamilk được tính giá theo dạng nhóm chất lượng. Chất lượng sữa theo nhóm nào thì hưởng giá theo nhóm đó. Giá thu mua sữa theo chất lượng của Vinamilk hiện nay cao nhất là 14.000 đ/kg và kết hợp các chỉ tiêu chất lượng để tính giá.

Đồng thời nếu chuồng trại hộ dân đạt yêu cầu sẽ được hỗ trợ thêm 200 đ/kg. Các hộ dân cải tạo và nâng cấp chuồng trại sẽ được Vinamilk hỗ trợ về chuồng trại chăn nuôi.

Hiện nay, số hộ chăn nuôi giao sữa cho Vinamilk đạt chất lượng cao với giá thu mua 14.000đ/kg và trên 14.000đ/kg vẫn chiếm trên 50%, và minh chứng sản lượng thu mua của tháng 1/2015 so với cùng kỳ 2014 tăng gần 22%.

Điều này thể hiện Vinamilk không giảm sản lượng thu mua và không giảm giá thu mua nếu chất lượng sữa đạt tất cả các chỉ tiêu yêu cầu.

Trong năm 2014, Vinamilk cũng đã có nhiều đầu tư nổi bật cho hoạt động thu mua sữa như: tổ chức chương trình “Cùng Vinamilk tích lũy điểm thưởng – vui xuân đón Tết” để hỗ trợ nông dân đón Tết.

Tổng số lượng nông dân được hỗ trợ trong chương trình này là 6.105 hộ, tổng sản lượng sữa nông dân được hỗ trợ là gần 153 triệu kg, với tổng giá trị Vinamilk hỗ trợ là gần 46 tỷ đồng.


Bò được vệ sinh sạch sẽ trước khi vắt sữa bằng hệ thống thiết bị hiện đại

Ngoài ra, Vinamilk cũng hỗ trợ nâng cấp 27 trạm trung chuyển, từng bước cải thiện hệ thống thu mua sữa tươi nguyên liệu; phát triển thêm 3 trạm trung chuyển tại các khu vực Bình Dương, Lâm Đồng và Tuyên Quang; tiến hành 31 lớp tập huấn cho nông dân trên cả nước và tư vấn trực tiếp cho 3.265 lượt hộ nông dân, gọt móng bò cho 66 hộ tương ứng với 154 con bò sữa…

Để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng.

Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ.

Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng.

Trong kế hoạch năm 2014-2015, thêm 4 trang trại quy mô lớn đang được Vinamilk xây dựng và đưa vào hoạt động như các trang trại Thống Nhất (Thanh Hóa), Như Thanh (Thanh Hóa),  Hà Tĩnh  và Tây Ninh.

Trong giai đoạn 2014–2016, Vinamilk dự kiến sẽ tiếp tục nhập bò giống cao cấp từ các nước Úc, Mỹ để đáp ứng cho nhu cầu con giống của các trang trại mới.

Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp gần 600 tấn sữa bò tươi nguyên liệu.


Hệ thống vắt sữa tự động hiện đại tại Trang trại bò sữa của Vinamilk

Và với kế hoạch phát triển các trang trại mới, công ty sẽ  đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 - 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi, là 1.000 - 1.200 tấn/ngày đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào phục vụ nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu. 

Năm 2014, năm trang trại của Vinamilk gồm trang trại Nghệ An, trang trại Tuyên Quang, trang trại Thanh Hóa, trang trại Bình Định và trang trại Lâm Đồng đều đã được Tổ chức Chứng nhận Global G.A.P. ConTrolUnion trao giấy chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global G.A.P.).

Đây là những trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á được Global G.A.P. chứng nhận và là 1 trong những trang trại đạt chuẩn quốc tế GlobalG.A.P. của Châu Á.

Hệ thống 5 trang trại của Vinamilk cũng đã đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas (Pháp) cấp.

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên

Ngày 21/4, Công ty cổ phần BIGRFEED Hưng Yên (xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm