| Hotline: 0983.970.780

Vinaseed - Hướng đi mới của ngành nông nghiệp Việt

Thứ Năm 13/09/2018 , 19:32 (GMT+7)

Người tiêu dùng có lẽ đã quen thuộc với cụm từ giải cứu nông sản. Đầu năm 2018, câu chuyện giải cứu tiếp tục nóng khi hàng ngàn tấn rau xanh rớt giá đến thảm hại, nông dân thua lỗ phải bỏ ruộng lên thành phố làm thuê.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này và một trong số đó chính là việc canh tác manh mún, thiếu quy hoạch, không có đầu ra bền vững…
 

Những người đứng bên bờ vực cận nghèo

"Làm nông bây giờ có quá nhiều nỗi lo. Với gần một mẫu ruộng tôi luôn phải đau đầu tính xem trồng cây gì, chăm sóc như nào cho năng suất cao, rồi tiêu thụ sản phẩm ở đâu, giá cả thế nào để có lãi"- ông Nguyễn Xuân Thạnh, nông dân ở xã Tráng Việt (huyện Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ. Chia sẻ của ông Thạnh có lẽ cũng là nỗi niềm chung của hàng triệu nông dân trên cả nước khi mỗi người đang sở hữu vài sào, thậm chí cả mẫu ruộng màu mỡ nhưng để có thể làm giàu trên đồng ruộng của mình thì lại vô cùng khó khăn. Điển hình như tại ĐBSCL - vựa lúa lớn nhất cả nước, nếu diện tích đất sản xuất của nông dân trung bình là 1 ha/hộ. Một năm hai vụ bà con đạt khoảng 10 tấn lúa. Với giá lúa hiện nay dao động từ 5.000đồng – 5.800đồng/kg, trừ đi mọi chi phí thì số lãi còn lại khoảng 25 triệu đồng. Như vậy, tính ra thu nhập 1 người/1 tháng chỉ khoảng 5, 6 trăm ngàn đồng, trong khi gánh nặng chi phí cho gia đình lớn hơn rất nhiều.

Cả nước hiện có 3,8 triệu ha diện tích canh tác lúa, tương đương trên 7 triệu ha gieo trồng. Lúa trồng ở miền Trung trở ra phía Bắc chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn ở Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xuất khẩu. Thế nhưng, đại bộ phận những người làm ra hạt lúa vẫn không có tích lũy. Có vào miền Tây Nam bộ, nhìn cuộc sống đạm bạc của người nông dân thì mới thấm hết khó khăn của bà con – những người làm ra hạt lúa xuất khẩu hàng đầu thế giới này.
 

Vinaseed - Điểm sáng và hướng đi mới của ngành nông nghiệp

Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là nghiên cứu, sản xuất kinh doanh giống cây trồng nông lâm nghiệp, dịch vụ khoa học công nghệ và kinh doanh nông sản; sau 50 năm phát triển và trưởng thành, Vinaseed hiện là đơn vị có quy mô lớn nhất ngành giống cây trồng Việt Nam với doanh thu trên 1500 tỷ, trong đó có 80% là sản phẩm bản quyền. Vinaseed có 29 đơn vị thành viên nằm tại khắp các vùng sinh thái của cả nước đặc biệt là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích cung cấp giống gần 2 triệu ha gieo trồng.

Giống lúa Thơm RVT khẳng định ưu thế về chất lượng gạo, khả năng chịu mặn, chịu phèn nổi trội

Với kinh nghiệm tổ chức sản xuất thông qua liên kết với nông dân khắp cả nước, chuỗi giá trị do Vinaseed xây dựng thực sự khác biệt với các đơn vị khác cùng ngành, được bắt đầu từ khâu Giống - Canh tác - Công nghệ bảo quản sau thu hoạch - Xây dựng thương hiệu - Tiêu thụ sản phẩm. Với chuỗi giá trị khép kín này, Vinaseed có thể sản xuất các sản phẩm đảm bảo về chất lượng, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát được quá trình sản xuất với quy mô lớn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp này đang tập trung vào phân khúc cao cấp với các mặt hàng nông sản có hàm lượng khoa học công nghệ cao như gạo đặc sản, gạo thơm, gạo Japonica...

Quan điểm không đầu tư dàn trải, chỉ tập trung vào lĩnh vực, sản phẩm có ưu thế trên nền tảng ngành giống để tạo sự khác biệt. Trong giai đoạn 2018 – 2021, Vinaseed định hướng tập trung phát triển 02 chuỗi giá trị chính: lúa gạo và rau quả.

Chuỗi giá trị khác biệt của Vinaseed

Về phát triển chuỗi giá trị lúa gạo: Kế thừa lợi thế kinh nghiệm 50 năm gắn bó với sản xuất nông nghiệp, thấu hiểu địa phương, sẵn có mạng lưới sản xuất lúa giống rộng khắp cả nước với quy mô hàng trăm ha lúa/1 điểm sản xuất, Vinaseed đã lựa chọn ra những vùng đất tốt nhất (không khí trong sạch, nguồn nước an toàn, đất giàu dinh dưỡng, hệ sinh thái phù hợp) để quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất lúa gạo chất lượng.

Điểm khác biệt chiến lược chính là Vinaseed thường xuyên phục tráng và duy trì, cải tiến các giống cây trồng nhằm giữ được các đặc tính tốt và độ thuần của giống, đảm bảo năng suất chất lượng sản phẩm luôn ổn định, thực hiện quy trình quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng vùng nguyên liệu đạt tiểu chuẩn VietGap, và chuyển vùng sản xuất tại các vùng sinh thái. Người nông dân tham gia chuỗi được Vinaseed đầu tư vốn để sản xuất và đảm bảo thu nhập ổn định thông qua liên kết sản xuất với quy mô lớn ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí. Sản phẩm của Vinaseed được người tiêu dùng tín nhiệm với các dòng sản phẩm đa dạng, giàu dinh dưỡng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu mang thương hiệu Vinaseed.

Về phát triển chuỗi giá trị nông sản rau quả cao cấp, từ mô hình sản xuất dưa lưới theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 21,59ha theo công nghệ Nhật Bản và Isarel tại công ty Hanam Hi-tech (đơn vị thành viên 100% vốn của Vinaseed), Vinaseed từng bước tổ chức xây dựng chuỗi giá trị nông sản cao cấp vùng ĐBSH, đồng hành cùng nông dân trong chuỗi kết nối: Farm – Food – Family và trở thành đơn vị tiên phong trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSH.

Mô hình dưa lưới công nghệ cao theo tiêu chuẩn Global Gap tại Hanam Hitech (đơn vị 100% vốn của Vinaseed)

Năm 2018, Vinaseed tiếp tục đầu tư xây dựng trung tâm công nghiệp chế biến giống và nông sản với quy mô lớn và hiện đại hàng đầu Việt Nam dự kiến năm 2019 sẽ đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 260 tỷ đồng, công suất 30.000 tấn hạt giống/năm và 100.000 tấn nông sản/năm (chủ yếu là gạo) phục vụ cho các tỉnh ĐBSCL. Cùng với đó, đơn vị này dự kiến sẽ tiếp tục triển khai tiếp 1 dự án nông nghiệp CNC tại ĐBSCL để mở rộng địa bàn sản xuất và thị trường phía Nam.

Có thể nói, nông nghiệp Việt Nam cần nhiều mô hình như Vinaseed để có thể phát huy hết giá trị tiềm tàng hiện có, để nghịch cảnh "được mùa mất giá" chỉ còn là vấn nạn trong quá khứ, đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, khuyến khích được thành viên hợp tác xã và nông dân tham gia liên kết. Chỉ xuất phát từ giống tốt, kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang lại đầu ra đạt chuẩn quốc tế mới là con đường tối ưu nhất cho việc phát triển nền nông nghiệp Việt Nam.

(Theo Nhịp Sống Kinh Tế)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm