| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh biệt tác giả "3 giảm 3 tăng"

Thứ Sáu 15/03/2013 , 08:01 (GMT+7)

Gần tết, tôi mang cuốn báo NNVN số Tết Quý Tỵ, tờ báo mà anh là người đọc chăm chú tới từng chữ, tới tặng và nhân thể thăm anh luôn.

Gần tết, tôi mang cuốn báo NNVN số Tết Quý Tỵ, tờ báo mà anh là người đọc chăm chú tới từng chữ, tới tặng và nhân thể thăm anh luôn.

Anh vẫn rất tự tin, hóm hỉnh: “Quang Ngọc à, thầy Huỳnh (ĐH Cần Thơ) vừa điện thoại cho mình nói rằng bài báo “Quản lý bền vững để tăng xuất khẩu gạo” được báo Nông nghiệp xếp cuối, điều đó chứng tỏ quãng đường “công nghệ sinh thái” còn dài lắm. Mình cũng bỏ hóa dược chữa bệnh bằng cây cỏ, bằng sinh thái ắt cũng phải dài lâu”.

“Công nghệ sinh thái” hay “Cánh đồng sinh thái” là TBKT của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế- IRRI được TS. Nguyễn Hữu Huân, nguyên Phó Cục trưởng Cục BVTV, đưa về truyền bá tại Việt Nam nhằm hạn chế rầy nâu sinh sôi nảy nở. Có thể trưng ra vài ba TBKT nữa cũng của các nhà khoa học quốc tế mà anh là người truyền bá, tỷ như Quản lý dịch hại tổng hợp IPM, như “không phun thuốc sớm”, “tưới nước tiết kiệm”… nhưng với “3 giảm 3 tăng” thì anh là tác giả cùng với PGS.TS Phạm Văn Dư, TS. Phan Sỹ Tân và một số cán bộ khoa học khác. Từ "3 giảm 3 tăng", anh và một số nhà khoa học khác phát triển nên TBKT "1 phải 5 giảm".

Theo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, các TBKT mới về kỹ thuật canh tác đóng góp 30% vào việc tăng năng suất lúa, việc tăng năng suất bình quân 1 triệu tấn lúa/năm ở ĐBSCL có sự đóng góp rất lớn của TBKT này. "3 giảm 3 tăng" không những thành công ở Việt Nam mà còn là một trong số TBKT ít ỏi Madein Vietnam được giải thưởng quốc tế và được nhiều quốc gia áp dụng.

Năm 2006, visus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá bùng phát ở Đồng Tháp uy hiếp vùng lúa trọng điểm ĐBSCL. Hàng ngàn tấn thuốc trừ rầy độc hại đã được lệnh tập kết để phòng dịch. Viện Nghiên cứu lúa quốc tế cử chuyên gia sang giúp Việt Nam và anh là thành viên chủ chốt phía Việt Nam cùng chuyên gia ngày đêm lặn lội đến lấy mẫu ở từng thửa ruộng, từng bẫy đèn rầy nâu.

Giải pháp “gieo sạ né rầy đồng loạt” được đưa ra không những chặn đứng được cơn đại dịch đã thập thò bùng phát mà còn cứu môi trường ĐBSCL khỏi thảm họa nếu buộc phải dùng thuốc hóa học dập dịch trên diện rộng. Từ đấy, gieo sạ né rầy là giải pháp phòng trừ rầy nâu khả thi nhất, hiệu quả nhất, sạch sẽ nhất được ngành Nông nghiệp và chính quyền các cấp ĐBSCL chỉ đạo tương tự như người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.

Gieo sạ né rầy của Việt Nam được Viện Nghiên cứu lúa quốc tế tổng kết và nhân rộng, nhiều đoàn đại biểu của Thái Lan, Campuchia, Indonesia sang Việt Nam tìm hiểu đều hết lòng khen ngợi.

Có thể nói trong ngành bảo vệ thực vật, anh là người hiểu sâu sắc mặt trái của nền nông nghiệp hóa học và là người có hành động quyết liệt nhất nhằm hạn chế tối đa tác hại của nó. Từ đề xuất của anh và những đồng nghiệp khác, văn bản pháp quy quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ngày một hoàn thiện hơn theo hướng giảm nguy cơ độc hại cho con người, môi trường.

 Các văn bản về Bộ thuốc dành riêng cho rau, giảm hoạt chất trong hỗn hợp thuốc, khắt khe chặt chẽ hơn trong quảng cáo thuốc BVTV, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho doanh nghiệp… đều có sự đóng góp của anh.

Trên cương vị vừa là nhà khoa học, vừa là nhà quản lý, anh phải đi công tác nhiều cả trong nước lẫn ngoài nước. Sau mỗi chuyến đi, anh đều điện thoại cho tôi sang nhận quà. Quà của anh là những file ảnh, những bài báo, những bình luận về những cách làm hay và chưa hay của bạn, của các địa phương về công tác bảo vệ mùa màng, về kết quả làm việc với bạn về dư lượng thuốc BVTV trên nông sản xuất khẩu của ta, trao đổi với tôi cách thể hiện những thông tin ấy trên báo NNVN. Đã có khoảng 20 bài báo được báo NNVN đăng tải hoặc do anh là tác giả, hoặc do tôi viết từ nguồn tư liệu “quà vặt” đấy.

“Sinh nghề tử nghiệp”, cả đời anh đau đáu làm sao để nông sản Việt Nam đạt cả 2 tiêu chí năng suất và chất lượng, làm sao để bảo vệ sức khỏe con người nhưng anh đã không bảo vệ được chính mình khỏi căn bệnh quái ác. Tháng 11/2012, tôi sang hỏi anh chuyện dư luận lùm xùm về cánh đồng mẫu lớn ở Trà Vinh, anh vẫn vui – Khối u sợ mình hay sao mà không phát triển nữa. Nhưng rồi…

Xin vĩnh biệt anh, vĩnh biệt một nhà khoa học ứng dụng, vĩnh biệt một công chức mẫn cán, vĩnh biệt một người bạn, một cộng tác viên nhiệt tình của báo NNVN.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm