| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Linh lũy thép, luỹ hoa

Thứ Ba 27/03/2012 , 15:05 (GMT+7)

Sáng 28/3, huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước phong tặng “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”.

Sáng 28/3, huyện Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý được Đảng và Nhà nước phong tặng “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.” Và kỷ niệm 45 năm đón nhận danh hiệu “Vĩnh Linh Anh hùng.” 45 năm qua, Vĩnh Linh luôn xứng đáng là mảnh đất luỹ thép, luỹ hoa. Đặc điểm nỗi bật nhất của Vĩnh Linh là mỗi con người ở đây đều mang sẳn tinh thần đoàn kết và suy nghĩ sáng tạo. 

8 lần được Bác Hồ gửi thư khen

Trở lại Vĩnh Linh những ngày tháng ba, tôi may mắn được gặp Anh hùng Lao động Đinh Như Gia. Ở tuổi gần 80 song ông vẫn minh mẫn, sức khoẻ. Ít người có được vinh dự như ông Đinh Như Gia. Năm 1967, ông Vinh dự được Bác Hồ phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động, vì thành tích sáng tạo ra hệ thống nôi quay tự động trong đường hầm nhằm tránh thương vong cho trẻ em một cách hữu hiệu nhất. Mỗi khi máy bay Mỹ ào đến ném bom, các bà mẫu chỉ cần kéo ròng rọc là cả hệ thống mấy chục chiếc nôi đang có trẻ em tự động chạy xuống đường hầm tránh đạn. Nhờ sáng kiến độc đáo này mà trẻ em Vĩnh Linh được bảo vệ một cách an toàn nhất để bố mẹ các em yên tâm ra đồng vừa đi cấy cày, vừa bắn may bay.  

Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, vĩ tuyến 17- sông Bến Hải được chọn làm giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Bắc- Nam để hai năm sau tiến hành Tổng tuyển cử, thống nhất Việt Nam. Nhưng Mỹ - Diệm đã đơn phương xé bỏ Hiệp định với dã tâm xâm lược nước ta. Từ đây, vĩ tuyến 17, với con sông Bến Hải thuộc tỉnh Quảng Trị đã trở thành ranh giới phân chia Bắc - Nam, gây nên nỗi đau chia cắt, nhức nhối cho dân tộc ta. “Sông Bến Hải bên trong bên đục/Trách ai làm cho non nước chia đôi.” Câu hò day dứt ngày ấy đến hôm nay vẫn còn thấm sâu vào máu thịt của từng người dân Quảng Trị.  

Từ một phần của tỉnh Quảng Trị, Vĩnh Linh trở thành Đặc khu trực thuộc trung ương, là “tuyến đầu”, “tiền đồn” của miền Bắc XHCN. Đặc khu Vĩnh Linh trở thành địa bàn chiến lược gánh chịu sự đánh phá ác liệt của kẻ thù.  Những ngày ấy, mỗi người dân Vĩnh Linh đã phải hứng chịu hơn 7 tấn bom đạn của quân thù. Tuy nhiên, quân và dân Vĩnh Linh vẫn kiên cường bất khuất, anh dũng đối mặt chiến đấu với kẻ thù và đã lập nên những chiến công hiển hách: bắn rơi 293 máy bay các loại, trong đó có 7 "pháo đài bay B52", nhấn chìm 69 tàu chiến, trong đó có chiến hạm Niu-dơ-ri trọng tải 100.000 tấn. Có trận chỉ trong một ngày, Vĩnh Linh bắn rơi 6 máy bay Mỹ, bắt sống nhiều giặc lái, trở thành “ngày đen tối nhất của không lực Hoa Kỳ”.  

Trong những năm chiến tranh, cờ Tổ quốc luôn tung bay trên Kỳ đài nằm ở Vĩnh Linh, bờ bắc sông Bến Hải

Với những chiến công oanh liệt, Vĩnh Linh đã 8 lần được Bác Hồ gửi thư khen đánh giỏi, thắng lớn. Ngày 1/1/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 117-LCT tặng danh hiệu Anh hùng cho Khu vực Vĩnh Linh đã có nhiều thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua sản xuất và chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Nhiều đơn vị ở Vĩnh Linh đã trở thành lá cờ đầu phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc. Năm 1959, xã Vĩnh Kim vinh dự được Bác Hồ tặng chiếc máy cày vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng, phát triển hợp tác xã nông nghiệp.   

Thu nhập trên đầu người dân tăng hơn 11 lần

Sau 45 năm được phong tặng danh hiệu Vĩnh Linh Anh hùng, ngày 23/11/2011, huyện Vĩnh Linh lại vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ông Lê Văn Hiền- Chủ tịch huyện Vĩnh Linh, cho biết, từ tháng 5/1990, huyện Vĩnh Linh được tái lập. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện từ lần thứ XIII đến lần thứ XVII và các Nghị quyết chuyên đề của huyện ủy phù hợp với từng giai đoạn, tạo được sự phấn khởi, hăng hái, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhờ những quyết sách có tính chiến lược trước mắt cũng như lâu dài, Đảng bộ huyện Vĩnh Linh đã lãnh đạo nhân dân xây dựng nền kinh tế- xã hội đổi thay vượt bậc qua từng giai đoạn, quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội thường xuyên được củng cố và giữ vững. 

Theo ông Hiền, huyện Vĩnh Linh đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15 đến 16%, cơ cấu kinh tế chuyển hướng phù hợp. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên tổng thu ngân sách tăng gần 16 lần, thu nhập đầu người tăng trên 11 lần so với năm 1994. Nền kinh tế phát triển đa dạng, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động trên địa bàn. Thu nhập bình quân đầu người ( năm 2011) của Vĩnh Linh đạt trên 18 triệu đồng/năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể.  

Ông Lê Văn Hiền- Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, nhấn mạnh:“Bước đột phá quan trọng trong nông nghiệp Vĩnh Linh là phát triển cao su tiểu điền với diện tích lớn. Toàn huyện hiện có gần 7.000 ha cao su, trong đó có gần 4.500 ha đã cho khai thác mủ, mang lại thu nhập hàng năm trên 430 tỷ đồng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn và thu nhập của nông dân. Cùng với cao su, Vĩnh Linh đã phát triển toàn diện các lĩnh vực khác. Toàn huyện có 6.800 ha lúa, 840 ha hồ tiêu, 2000 ha lạc hơn 740 ha nuôi trồng thủy sản...” 

Huyện Vĩnh Linh đã có 342 trang trại cao su đạt tiêu chí của Bộ NN- PTNT, chăn nuôi từ nhỏ lẻ chuyển sang trang trại, phát triển mô hình thâm canh, nâng cao giá trị thu nhập. Vĩnh Linh là địa phương triển khai dồn điền đổi thửa sớm của tỉnh Quảng Trị, đã tạo ra trên 4.000 ha đạt trên 50 triệu đồng/năm, chiếm 38% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Những mô hình lúa-cá-vịt, V-A-C-R tiếp tục phát triển từ khi công cuộc dồn điền đổi thửa của huyện thành công. Ngoài ra, còn có 9 dạng mô hình kết hợp trên 4 vùng kinh tế của huyện, nhằm khai thác thế mạnh các tiểu vùng như: ném xen ngô đông xuân - dưa hấu, môn xen khoai lang gối sắn dây, lạc đông xuân- mướp đắng,... 

Được phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới” là một vinh dự lớn dành cho Đảng bộ và nhân dân huyện Vĩnh linh. Theo ông Lê Văn Hiền, thời gian tới, huyện tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới làm nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp-nông thôn;  chú trọng  phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông-lâm-hải sản, phấn đấu đến năm 2015, bình quân thu nhập đầu người đạt 30 triệu đồng/năm.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm