| Hotline: 0983.970.780

Vĩnh Phúc giải bài toán nước sạch

Thứ Ba 13/05/2014 , 07:10 (GMT+7)

Chỉ riêng ở 20 xã làm điểm có tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đều vượt chuẩn. Có 15/20 xã đạt trên 90%; 5 xã còn lại thuộc vùng trung du, miền núi cũng đạt trên 80%.

Tiêu chí môi trường (tiêu chí 17) là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Trong đó, để giải quyết chỉ tiêu 17.1 - tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia có những khó khăn:

- Nguồn nước phục vụ SX và đời sống của nhân dân ngày càng khan hiếm, ô nhiễm trầm trọng.

- Tình trạng nước bẩn, ô nhiễm, mất vệ sinh gây bệnh tật cho nhân dân ngày càng nhiều.

- Hiện nay tỷ lệ hộ gia đình nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh còn thấp (mới đạt 77,7% nước hợp vệ sinh và 37% nước sạch).

- Muốn đạt chuẩn tiêu chí môi trường phải có 90% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có 50% hộ đồng bằng (40% hộ trung du, miền núi) được sử dụng nước sạch.

- Để có nước sạch cách làm phổ biến từ trước đến nay là đầu tư xây dựng nhà máy nước tập trung.

- Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tập trung rất lớn, trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp và đóng góp của nhân dân chưa nhiều.

Do đó việc tìm ra giải pháp để nhân dân có nước sạch sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt là rất cấp thiết, góp phần tích cực giải quyết vấn đề bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

Trước những yêu cầu từ thực tiễn và khó khăn nêu trên, sau quá trình nghiên cứu thực tiễn, Sở NN-PTNT đã đề xuất giải pháp và phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh có hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu nước sạch: Dùng bình (hệ thống) lọc nước trong hộ gia đình để có nước sạch ăn, uống.

Đối tượng, phạm vi áp dụng: Trong tất cả các hộ gia đình, đặc biệt là ở nông thôn.

Cách làm cụ thể rất đơn giản: Vận động các gia đình mua sắm hệ thống lọc nước để có nước sạch ăn, uống, sinh hoạt. Đơn giản là bình lọc Hàn Quốc giá rẻ nhất chưa đầy 200 ngàn đồng, cao hơn là hệ thống lọc nước RO, NUSA,… có giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Vĩnh Phúc đã phổ biến cách làm trong hội nghị tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM các xã. Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tổ chức giới thiệu các loại thiết bị lọc nước có giá từ vài trăm đến hàng chục triệu đồng tại Trung tâm, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ nhân dân.

Hiệu quả của việc áp dụng giải pháp: Với cách làm này đã nhanh chóng xã hội hóa việc giải quyết vấn đề nước sạch cho nhân dân.

Đặc biệt cách làm này đã giúp cho các xã làm điểm xây dựng NTM của tỉnh sớm đạt chuẩn tiêu chí Môi trường trong khi chưa cần đến vốn đầu tư lớn để xây dựng nhà máy cấp nước sạch tập trung (chưa biết bao giờ mới có). Cách làm này có thể áp dụng cho tất cả các hộ gia đình trong cả nước.

Sáng kiến, giải pháp này giúp nhanh chóng giải quyết vấn đề nước sạch hợp vệ sinh cho nhân dân. Đây là cách làm xã hội hóa cao trong thực hiện tiêu chí Môi trường của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, góp phần giải bài toán kinh phí đầu tư cho nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Kết quả, chỉ riêng ở 20 xã làm điểm có tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đều vượt chuẩn. Có 15/20 xã đạt trên 90%; 5 xã còn lại thuộc vùng trung du, miền núi cũng đạt trên 80%.

Do được hướng dẫn sử dụng máy (bình) lọc nước, các xã vùng đồng bằng đều có số hộ được sử dụng nước sạch trên 55%, các xã vùng trung du, miền núi trên 45%. Trong khi mới có 2 xã: Hợp Thịnh, Nam Viêm có nhà máy nước tập trung.

Từ cách làm này, được nhân dân ủng hộ rất cao, chúng tôi đề xuất: Các cấp, các ngành vận động toàn thể cán bộ, nhân dân áp dụng giải pháp mua sắm hệ thống lọc nước để có ngay nước sạch dùng cho ăn, uống, sinh hoạt nhằm giữ gìn sức khỏe, phòng chống các bệnh tật do nguồn nước không sạch mang lại.

PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm