| Hotline: 0983.970.780

Virus Bunya ở Trung Quốc là gì? Lây qua đường nào?

Thứ Năm 06/08/2020 , 17:29 (GMT+7)

Thời gian gần đây, virus Bunya đã khiến 7 người Trung Quốc tử vong. Vậy virus Bunya là gì? Lây theo đường nào? Có lây từ người sang người?

Virus Bunya là gì? Lây qua đường nào? Tỷ lệ tử vong ra sao?

Virus Bunya là gì? Lây qua đường nào? Tỷ lệ tử vong ra sao?

Virus Bunya là gì?

Virus Bunya là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính với loài trung gian truyền bệnh như bọ ve hay ve chó. Virus Bunya xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 2011 với phương thức lây lan chính là người bị bọ chó đốt và nhiễm virus Bunya.

Hiện tại, tên gọi virus Bunya chỉ là tên gọi tạm thời cho loại virus Bunya chủng mới này mà tổ chuyên gia Trung Quốc đặt cho nó chứ không phải tên gọi chính thức hay tên gọi cuối cùng.

Virus Bunya lây qua đường nào?

Theo giáo sư Từ Tiểu Ngueyen - Chủ nhiệm bộ môn Truyền nhiễm khoa Y đại học Bắc Kinh, virus Bunya Trung Quốc nhiều khả năng được xác định là loại virus biến thể mới.

Các tài liệu y khoa hiện hành cho thấy, loại virus này chủ yếu lây nhiễm qua động vật có xương sống và động vật chân khớp. Chúng có thể gây ra chứng xuất huyết, viêm não khi xâm nhập cơ thể.

Sau gần 10 năm, loại virus này có nhiều điểm khác. Trong đó, đáng chú ý nhất là khả năng lây nhiễm trong cùng 1 gia đình. Các bác sĩ Trung Quốc đang cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm từ người sang người của loại virus đáng sợ này.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, virus Bunya có thể lây truyền từ động vậy hoặc người bị nhiễm sang người khác qua máu và vết thương.

Bà Seng Jifang - chuyên gia nghiên cứu về virus Bunya từng cho biết, một bệnh nhân chết vì chủng virus này vào mấy năm trước đã lây nhiễm cho khoảng 16 người khi họ tiếp xúc với xác chết. Một trong số những người bị lây nhiễm không thể qua khỏi.

Virus Bunya gây tử vong thế nào?

Theo bà Sheng, loại virus Bunya này được phát hiện lần đầu vào năm 2009 ở các tỉnh phía Đông Trung Quốc. Tỷ lệ từ vong từ 1 - 5%.

Người già là đối tượng dễ mắc bệnh và tử vong nhất. Không có vacxin hoặc thuốc cụ thể để điều trị cho người nhiễm. Người bệnh có khả năng sống sót cao phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị kịp thời.

Các triệu chứng chính của người bệnh khi bị virus Bunya này tấn công là mệt mỏi, sốt, phát ban, đau nhức người.

Các biểu hiện lâm sàng bao gồm: sốt, số lượng tiểu cầu và bạch cầu thấp hơn, rối loạn chức năng đa cơ quan. bệnh nhân mắc bệnh nhẹ có thể tự chữa lành (song rất hiếm).

Nhưng khi bệnh chuyển biến nặng thường dẫn đến rối loạn chức năng đa cơ quan hoặc suy đa tạng.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã có 60 người nhiễm virus này, trong đó có 7 người tử vong. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Giang Tô, đã có 37 người nhập viện điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán, họ đều mắc Hội chứng giảm tiểu cầu (SFTS), tình trạng này xuất hiện do viurs bunya mới gây ra.

Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cũng khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng. Bởi loại virus này lây lan qua đường máu và chất dịch cơ thể (như vết thương hở) chứ không lây bệnh qua đường hô hấp. Người dân khi có các triệu chứng như đã nêu bên trên thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm