Thứ ba, 19/03/2024 | 14:21 GMT +7

  • Click để copy
Chủ nhật- 12:14, 22/03/2020

Virus corona làm thay đổi các lề thói cũ

Khi bày biện mâm cơm tối những ngày dịch giã này, bà nội trợ 40 tuổi Pang Hui chợt nhận ra rằng cả gia đình bảy miệng ăn vẫn dùng chung bát đũa.
Các phương tiện truyền thông và các tổ chức xã hội ở Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các chiến dịch khuyến khích người dân dùng đồ ăn riêng để tránh lây lan dịch bệnh. Ảnh: EPA

Các phương tiện truyền thông và các tổ chức xã hội ở Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các chiến dịch khuyến khích người dân dùng đồ ăn riêng để tránh lây lan dịch bệnh. Ảnh: EPA

Thách thức sống còn

Bà Pang Hui ngụ ở thành phố Bắc Hải, một đô thị duyên hải thuộc khu tự trị Quảng Tây của Trung Quốc chia sẻ: “Một điều đáng ngạc nhiên là ông bố 75 tuổi của cô, một người từng gạt bỏ thói quen dùng đũa trước đây lại chính là…nhân vật đề xuất ý tưởng này một cách kiên quyết nhất”.

Lâu nay người Trung Quốc nói riêng và Á Đông vẫn thường ăn chung các món để thể hiện sự thân tình, ấm cúng và thậm chí nhiều thực khách vẫn hay dùng đũa của mình để gắp bón đồ ăn cho người xung quanh. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 nguy hiểm bùng phát và dễ lây lan, những thói quen truyền thống kiểu như thế này lại đang là một thách thức sống còn.

Các dịch vụ ăn uống kiểu

Các dịch vụ ăn uống kiểu "lẩu băng truyền" như thế này sẽ hết đất sống vì Covid-19 . Ảnh: Getty

"Chúng tôi đang bị khủng hoảng và cảm thấy thôi thúc phải từ bỏ những tập quán, thói quen cũ khi hằng ngày nhận được các báo cáo về thực trạng virus lây lan ngay trong các gia đình", Pang cho hay và dẫn các số liệu thống kê về virus corona lây lan qua các giọt nước và tiếp xúc gần.

Trào lưu lan tỏa

Hiện chính quyền nhiều địa phương ở Trung Quốc cũng đang khuyến khích một sự thay đổi trên bình diện rộng về lề lối, nghi thức phục vụ tại những tụ điểm đông người. Hôm 10 tháng 2, chính quyền thành phố Bắc Hải đã chính thức vận động chiến dịch quảng bá ăn uống bằng đũa và thìa cá nhân để tránh lây nguy cơ lây nhiễm chéo Covid-19.

WHO xác nhận các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra từ 78 đến 85% các trường hợp lây nhiễm coronavirus ở Quảng Đông và Tứ Xuyên là từ việc sinh hoạt tại các gia đình. Ảnh: Reuters

WHO xác nhận các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra từ 78 đến 85% các trường hợp lây nhiễm coronavirus ở Quảng Đông và Tứ Xuyên là từ việc sinh hoạt tại các gia đình. Ảnh: Reuters

Ông Huang Zongjun, Chủ tịch Hiệp hội đầu bếp Bắc Hải cho biết, tổ chức này sẽ đứng ra hướng dẫn và giám sát các đơn vị thành viên của mình, bao gồm cả căng tin của các trường học. "Chúng tôi sẽ thưởng cho những đơn vị tiên phong nếu đạt được kết quả trong ba lần kiểm tra ngẫu nhiên tại chỗ".

Theo Chinadaily, các giải pháp tương tự hiện cũng đang được áp dụng triển khai đồng loạt tại các thành phố lớn khác ở quốc gia 1,4 tỷ người như Bắc Kinh, Thượng Hải và Hàng Châu.

Thành phố Thái Châu ở tỉnh Giang Tô thậm chí còn “tiêu chuẩn hóa” cả các quy định của nghi thức phục vụ thìa và bát đũa bằng các chỉ định màu sắc và độ dài để giúp thực khách phân biệt tránh chung đụng.

Theo giới quan sát, xu thế thay đổi trong lĩnh vực ăn uống, ẩm thực không phải là một hiện tượng văn hóa duy nhất ở Trung Quốc trong thời gian vừa qua mà nó đã nhanh chóng trở thành trào lưu chung trong bối cảnh dịch bệnh, nơi mà các thói quen tập thể truyền thống nhằm thể hiện sự thân tình đã bị đẩy ra xa trong xã hội một cách tự nhiên.

Tại Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh miền hải đảo Hải Nam, kể từ khi mở cửa trở lại hôm 20/2, việc người dân xếp hàng đợi ở hệ thống cửa hàng miễn thuế vẫn còn nhưng cũng đã thưa bớt do chủ hệ thống đã thiết kế một khu cách ly khoảng cách 1 mét ở ngay lối vào và quầy thanh toán nhằm nhắc nhở mọi người duy trì khoảng cách tối thiểu.

Bà Ren, người dân Hàng Châu cho biết, hầu hết mọi người dân đều đã quen với việc giữ khoảng cách mỗi khi giao dịch tại những nơi công cộng như là một phản xạ tự nhiên để tự vệ. Và bản thân điều này mang lại cảm giác an toàn, tuy nhiên để việc thực hành thói quen này lan tỏa thì phải làm sao để mọi người dân đều phải tự ý thức quan tâm đến sức khỏe của mình.

"Trung Quốc đã làm rất tốt khi tuyên truyền đến công chúng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và cách ngăn chặn sự lây lan giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cộng đồng", bà Ren nói và cho biết sẽ cố gắng duy trì nếp sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt thời dịch bệnh.

Các chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo việc dùng đồ ăn chung là tiếp tay cho coronavirus lan rộng. Ảnh: EPA

Các chuyên gia sức khỏe đã cảnh báo việc dùng đồ ăn chung là tiếp tay cho coronavirus lan rộng. Ảnh: EPA

Chính quyền thành phố Bắc Kinh hiện đang cân nhắc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động giao lưu, tụ tập nơi đông người như hối thúc thực hành che miệng và mũi bằng khăn tay hoặc khuỷu tay khi hắt hơi hoặc ho và đeo mặt nạ khi bị cảm lạnh.

 “Tôi cho rằng, dịch bệnh lần này có thể trở thành một bước ngoặt để từ bỏ những thói quen xấu, kém văn minh", ông Li Bo, một chuyên gia ở Hải Nam nói.

Kim Long

Tuần lễ ẩm thực nông sản Việt Nam

Tuần lễ ẩm thực nông sản Việt Nam

HÀ NỘI Tuần lễ giới thiệu, kết nối ẩm thực nông sản Việt Nam gắn với hệ thống cơ quan ngoại giao, tham tán nước ngoài ở Việt Nam được tổ chức từ ngày 27 - 29/10.

'Độc lạ Trà Vinh': Sữa chua dừa sáp sấy giòn tan 6 vị, lạ mà ngon

'Độc lạ Trà Vinh': Sữa chua dừa sáp sấy giòn tan 6 vị, lạ mà ngon

Đầu năm 2022, Công ty TNHH Chế biến dừa sáp Cầu Kè (Vicosap) cho ra mắt một sản phẩm rất ‘độc lạ’, sữa chua dừa sáp sấy khô giòn tan.

Muôn màu bánh nếp giữa nhân gian

Muôn màu bánh nếp giữa nhân gian

Một điều thú vị là Nam bộ có những loại bánh nếp khá tương đồng với các loại bánh của các nước bạn.

Độc đáo loại bánh sử dụng gạo nếp ngon nhất Tây Bắc

Độc đáo loại bánh sử dụng gạo nếp ngon nhất Tây Bắc

Những ngày lễ, Tết, bà con dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai) chuẩn bị những nguyên liệu ngon nhất Tây Bắc để gói bánh truyền thống.

Ngày hội cua Cà Mau lần thứ nhất diễn ra từ ngày 23-31/12

Ngày hội cua Cà Mau lần thứ nhất diễn ra từ ngày 23-31/12

Cà Mau Tại ngày hội cua Cà Mau sẽ diễn ra cuộc thi ẩm thực với chủ đề “Hương vị cua Cà Mau” kết hợp việc xác lập kỷ lục 69 món chế biến từ cua.

Ngày của Phở 12-12: Đi tìm người nấu phở ngon năm 2022

Ngày của Phở 12-12: Đi tìm người nấu phở ngon năm 2022

Hà Nội Năm 2022 - 'Ngày của Phở 12-12' bước sang năm thứ 6, với chủ đề Phở Việt - Tinh hoa hội tụ, chương trình sẽ được tổ chức tại Nam Định từ 10-12/12.

Bí quyết làm cốm Tú Lệ

Bí quyết làm cốm Tú Lệ

Đến Tú Lệ mùa lúa chín nơi đâu cũng thấy thơm mùi cốm mới, mùi hương thơm ngào ngạt của lúa nếp tan. Đó là bí quyết làm cốm của người dân Tú Lệ.

'Sống lại' những đặc sản ẩm thực vùng cao

'Sống lại' những đặc sản ẩm thực vùng cao

Bún khô, mắm cá ruộng, bánh gai… là các sản phẩm ẩm thực đặc sản truyền thống ở các bản làng Tuyên Quang đang dần được khôi phục và gắn sao OCOP.

Bốn món ăn Cà Mau lọt vào top 100 món ăn đặc sản

Bốn món ăn Cà Mau lọt vào top 100 món ăn đặc sản

Cà Mau có 4 món ăn đặc sản được Hội Kỷ lục Việt Nam đưa vào vào top 100 món ăn đặc sản, top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam năm 2021 - 2022.

Đồng Tháp có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Đồng Tháp có 4 món ăn, đặc sản vào Top 100 đặc sản Việt Nam

Đồng Tháp Vùng đất Sen Hồng có 4 món ăn, đặc sản khá nổi tiếng: chuột đồng quay lu, cá lóc nướng cuốn lá sen non, khô cá lóc Đồng Tháp Mười và Hồng Sen Tửu.

Xem Thêm