| Hotline: 0983.970.780

Virus SARS-CoV-2 có lây qua đường thực phẩm, hàng hóa?

Thứ Tư 24/02/2021 , 08:09 (GMT+7)

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, chưa có thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói.

Người dân mua ủng hộ nông sản tỉnh Hải Dương. Ảnh: NNVN.

Người dân mua ủng hộ nông sản tỉnh Hải Dương. Ảnh: NNVN.

Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh khiến Hải Dương phải phong tỏa toàn tỉnh. Các mặt hàng nông sản cũng vì thế không tìm được đầu ra, lượng tồn lên tới hàng chục nghìn tấn.

Trước khó khăn của Hải Dương, nhiều người sống và làm việc ở các địa phương khác đã liên lạc với các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương để giúp người nông dân tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, cũng có nhiều địa phương lo ngại lây lan dịch bệnh nên nhiều xe vận chuyển hàng hóa của Hải Dương vì thế ách tắc.

Đặc biệt, sau khi tại TP.HCM ghi nhận chùm ca bệnh Covid-19 liên quan đến các nhân viên bốc xếp hàng hóa (không tiếp xúc với hành khách) tại sân bay Tân Sơn Nhất, khiến cho nhiều người lo ngại liệu virus SARS-CoV-2 có lây qua đường thực phẩm, hàng hóa không?

Trước câu hỏi trên, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 phát tán lây nhiễm từ người sang người thông qua tiếp xúc gần và đường giọt bắn. Giống như các virus Corona khác, virus SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khác nhau, tại mọi nơi từ vài giờ đến vài ngày.

"Hiện tại chưa có thông tin về virus có thể sống bao lâu trên thực phẩm và FDA thông báo chưa có thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói", GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai thông tin.

Vì vậy, nếu băn khoăn về khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 qua thực phẩm, GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai khuyến cáo, nên thực hiện các hướng dẫn về vệ sinh, rửa tay sau khi cầm nắm thực phẩm, rau củ quả bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi đi chợ, làm sạch các dụng cụ đựng thực phẩm, rau quả thường xuyên.

Ngoài ra, để chủ động phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân thực hiện Thông điệp 5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế. 

- Khẩu trang: Đeo khẩu trang theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

- Không tụ tập đông người.

- Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe; cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19: https://www.bluezone.gov.vn.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm