| Hotline: 0983.970.780

Vịt chết không phải do cám của Cty Tiến Đại Phát

Thứ Sáu 28/12/2018 , 09:27 (GMT+7)

Người nuôi vịt thì đổ lý do vịt chết do ăn phải cám trong khi chưa có cơ quan chức năng nào lấy mẫu, khẳng định trong cám có độc tố. Tuy nhiên báo chí  chỉ viết bài, đưa tin theo phản ánh một chiều từ người chăn nuôi khiến doanh nghiệp SX cám bị ảnh hưởng uy tín nghiêm trọng.

10-31-10_1
Đại diện 3 đơn vị liên quan, gồm ông Đồng là chủ trại vịt, đại diện đại lý cám Mai Hồng, đại diện Cty Tiến Đại Phát trao đổi tại buổi làm việc

Ngày 26/12 vừa qua, tại UBND huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), các cơ quan gồm Thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT, Phòng NN-PTNT, Trạm Thú y huyện Châu Đức đã có buổi làm việc giải quyết đơn thư của ông Nguyễn Thành Đồng tố cám của Cty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát làm chết gần 700 con vịt.

Cụ thể, tại UBND huyện Châu Đức, các cơ quan đã công bố kết quả sau khi kiểm tra, giải quyết đơn kiến nghị của ông Đồng tại thôn Hoàng Long, xã Kim Long, huyện Châu Đức, về đề nghị giải quyết tình trạng vịt chết do ăn cám không đảm bảo chất lượng của Cty Tiến Đại Phát.

Theo ông Lê Quý Thịnh, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện, thông qua nội dung đơn của ông Đồng, biên bản làm việc ghi nhận tại trại vịt và biên bản làm việc với ông Trần Văn Nông là chủ đại lý cám Mai Hồng bán cám cho ông Đồng, thì chưa có bất kỳ chứng cứ xác đáng nào chứng minh cám của Cty Tiến Đại Phát có vấn đề về chất lượng.

Cụ thể, các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện sau khi kiểm tra, xác định đều thống nhất, sự việc vịt chết đã xảy ra quá lâu mà ông Đồng không trình báo với cơ quan thú y địa phương để lấy lấy mẫu thức ăn, mẫu bệnh phẩm xác minh nguyên nhân.

Hơn nữa trong quá trình nuôi, vịt có thể chịu ảnh hưởng, tác động từ bên ngoài, như dịch bệnh, khí hậu, phương thức chăn nuôi cũng khiến vịt chết. Việc anh Đồng trình báo quá muộn, khi mà đàn vịt chết đã bị tiêu hủy, trong khi chỉ lấy mẫu cám của Cty Tiến Đại Phát (chưa đưa đi kiểm định) là không khách quan và không thể kết luận vịt chết là do ăn cám.

Tại buổi họp ông Đồng thừa nhận, khi vịt bị chết đã không trình báo ngay đến cơ quan chức năng địa phương cũng như Trạm Thú y huyện Châu Đức để kiểm tra, xử lý. Ông Đồng mong muốn có được sự hỗ trợ từ phía công ty để có chi phí trang trải số tiền nợ đã mua con giống, thức ăn chăn nuôi cho vịt…

Ông Lương Quang Mỹ, Giám đốc Cty Tiến Đại Phát cho biết, vụ việc vịt chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc ông Đồng sử dụng các phương tiện truyền thông loan tin, vịt chết là do cám của công là không đúng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Trong khi kiểm tra toàn bộ quá trình SX tại công ty, từ khâu sản xuất, bảo quản đến xuất kho thành phẩm luôn tuân thủ các quy định chuyên ngành, có đầy đủ cơ sở pháp lý, cám bán ra đạt tiêu chuẩn công bố trên bao bì. Dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động, không để lọt nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn vào quá trình sản xuất, chất lượng cám được giám sát chặt chẽ.

"Cùng lô sản xuất, cùng ngày sản xuất, cám của Cty Tiến Đại Phát bán về nhiều địa phương khác, rất nhiều hộ chăn nuôi vịt không xảy ra hiện tượng vịt chết. Vậy nên, việc vịt chết không thể đổ cho chất lượng cám của công ty", ông Mỹ khẳng định.

Tuy nhiên, với tình cảm và sự tin tưởng của khách hàng đã nhiều năm sử dụng cám của Cty thì Tiến Đại Phát vẫn hỗ trợ gia đình ông Đồng 40.000.000 đồng để trang trải, khắc phục khó khăn trước mắt cũng như lâu dài.

Đại lý cám Mai Hồng cũng hỗ trợ 15.000.000 đồng để ông Đồng có nguồn lực tiếp tục chăn nuôi. Ngay sau khi mọi thắc mắc được tháo gỡ thì số tiền hỗ trợ gia đình ông Đồng được trao ngay tại UBND huyện trước sự chứng kiến của các ban, ngành.

 

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm