| Hotline: 0983.970.780

Vịt chết lợn toi, bán cả ngô giống, cái nghèo vẫn đeo đẳng đồng bào tái định cư

Thứ Hai 20/03/2017 , 15:16 (GMT+7)

Năm 2012, để xây dựng Nhà máy thủy điện Hủa Na (xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, Nghệ An), trên 1.300 hộ dân đồng bào Thái nằm trong lưu vực lòng hồ di dời về khu tái định cư (TĐC).

Thế nhưng, sau 5 năm, khi những chính sách hỗ trợ đã sắp hết, đất sản xuất chưa được giao ổn định, cái nghèo đeo đẳng đồng bào…
 

Lo ngay ngáy vì sắp hết gạo hỗ trợ

Trong số 520 hộ về các điểm TĐC thuộc xã Thông Thụ thì hiện có 248 hộ nghèo (gần 48%), cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của toàn xã (41,65%). Cứ theo lời cán bộ xã Thông Thụ thì cái nghèo, cái đói đối với đồng bào TĐC không có gì làm lạ. Bởi đến nay, sau gần 5 năm di dời về nơi ở mới, đồng bào vẫn chưa được giao đất sản xuất ổn định.

15-00-56_dong-bo-khong-dm-su-dung-giengnuoc-vi-cong-trinh-chu-duoc-bn-gio
Đồng bào không dám sử dụng giếng nước vì công trình chưa được bàn giao

 

Mặc dù, trước Tết Đinh Dậu, chính quyền địa phương đã tổ chức tạm giao đất trồng cây hàng năm nhưng vẫn còn những vướng mắc khiến đồng bào chưa yên tâm sản xuất. Đến thời điểm này, đa số các hộ vẫn chưa phát sẻ để trồng cây. Riêng đối với đất ruộng, các cấp ngành từ huyện, xã vẫn còn loay hoay lên phương án mà chưa thực hiện xong.

“Khó khăn nhất hiện nay là một số gia đình thấy đất trống, dù chưa được giao nhưng họ đã canh tác để kiếm miếng cơm manh áo. Diện tích đó đã được thu hồi để chia cho đồng bào nhưng chưa chia kịp, họ lại xâm lấn để sản xuất.

Một số diện tích rừng nằm trong kế hoạch giao cho dân nhưng lại thuộc quyền quản lý của Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt. Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất chia sớm cho người dân sản xuất, ổn định cuộc sống nhưng đơn vị tư vấn chưa làm kịp, có thể do nguồn vốn của chủ đầu tư rót về chậm”, bà Lang Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Thông Thụ cho biết.

15-00-56_nguoi-dn-khon-kho-vi-nuoc-sinhhot-ly-tu-tren-nui-ve-khong-on-dinh
Người dân khốn đốn vì nước sinh hoạt lấy từ trên núi về không ổn định

 

Trước tình trạng trên, một số hộ dân TĐC không có đất sản xuất đã để lại con cái, nhà cửa cho người già trông nom, trở về nơi cũ sản xuất, kiếm sống.

Không những chậm tiến độ trong giao đất sản xuất, người dân TĐC cũng phản ánh, các chính sách hỗ trợ theo quy định cũng được thực hiện không đều đặn khiến nhiều hộ gia đình rơi vào cảnh khó khăn.

Ông Hà Văn Huyên ở bản Mai, xã Thông Thụ cho biết, theo cam kết ban đầu, mỗi khẩu sẽ được hỗ trợ 30kg gạo/tháng, mỗi quý sẽ tổ chức cấp phát gạo 1 lần. Tuy nhiên, có khi phải đến 6 tháng, chủ đầu tư mới đem gạo đến. Nay chỉ còn 3 tháng nữa sẽ hết gạo hỗ trợ, ruộng đất chưa ổn định, không có nghề nghiệp, nhiều hộ dân đang hết sức lo lắng vì rồi đây sẽ không biết lấy gì để ăn.

15-00-56_lon-ho-tro-cu-nh-ong-h-vnthuyen-bn-mi-chet-sch
Lợn hỗ trợ của ông Hà Văn Huyên (bản Mai) chết sạch

 

Được biết, tại xã Thông Thụ có 43 hộ TĐC bốc thăm vị trí nhà ở tại bản Lốc đã không chịu về đây ở. Nguyên nhân là do vị trí này nằm ở trên cao, đồng bào sợ khó khăn trong việc lấy nước sinh hoạt. Vì thế đã có 1 ngôi nhà, 1 điểm trường với hai dãy phòng học, nhà hiệu bộ phơi sương, xuống cấp từ nhiều năm nay.

Theo cán bộ xã Thông Thụ, có thể do chủ đầu tư giải ngân chậm nên mãi đến cuối năm 2016, một số chính sách hỗ trợ mới đến được với đồng bào TĐC và đến nay vẫn chưa thực hiện xong. Điều đáng nói, một số chương trình hỗ trợ như cấp cây, con giống không hiệu quả, không phù hợp khiến đồng bào mất niềm tin.
 

Bán cả ngô giống hỗ trợ

Ông Lương Xuân Tuấn, Bí thư Chi bộ - trưởng bản Mai, xã Thông Thụ cho biết, bản có 20 hộ tái định cư thì có 8 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo. Về đây từ năm 2012 nhưng do đất sản xuất chưa được giao, chủ đầu tư cấp gạo cứu trợ chậm nên trong bản có nhiều hộ thiếu đói.

“Cái ăn dựa hoàn toàn vào gạo cấp hàng quý nhưng có khi 2 quý nhà đầu tư mới cấp gạo nên không ít hộ thiếu ăn. Một số hộ quay về nơi ở cũ để khai hoang, phục hóa đất sản xuất, nuôi cá lồng… thì không thiếu ăn.

15-00-56_truong-mi-luong-xun-tun-cho-bietnhieu-ho-d-phi-bn-ngo-ho-tro-vi-khong-co-dt-gieo-trong
Trưởng bản Lương Xuân Tuấn cho biết, nhiều hộ đã phải bán ngô hỗ trợ vì không có đất gieo trồng
 

Cuối năm 2016, nhà ta được hỗ trợ 40 con gà, 2 con lợn nhưng bị chết hết. Tình trạng này diễn ra ở nhiều hộ TĐC khác trong bản. Đàn lợn, gà của đồng bào trong bản cũng bị lây bệnh chết rất nhiều. Nghe nói, đồng bào sẽ được cấp bù nhưng đến giờ vẫn chưa thấy”, ông Tuấn cho biết.

Hai bên con đường nhựa nối từ đường lớn vào bản Mai có nhiều chuồng gà, lợn. Đồng bào rất phấn khởi khi được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của chủ đầu tư.

Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày gang… Những chuồng lợn bị bỏ bẵng, xiêu vẹo, mái đã bị dỡ từ lúc nào. Sau nhiều phen vật nuôi bị chết hàng loạt, giờ đây, dân bản Mai không còn mặn mà với chăn nuôi nữa.

Ông Lang Xuân Cần, trưởng bản Na Câng, xã Đồng Văn thì nhớ chi tiết việc cấp con giống. “Gà được cấp vào tháng 2/2016 nhưng đây là gà công nghiệp, chỉ sống được với đồng bào 1 - 2 ngày là chết hết, gà của bản cũng chết hết. Cả bản có 31 hộ được cấp lợn, mỗi hộ 2 con nhưng đến nay chỉ mỗi con lợn nhà ta là đang còn sống, còn lại cũng chết hết rồi.

15-00-56_ong-lng-xun-cn-truong-bn-ncng-x-dong-vn-cho-rng-viec-cp-giong-khong-phu-hop-voi-nguoi-dn-diphuong
Ông Lang Xuân Cần, trưởng bản Na Câng, xã Đồng Văn cho rằng việc cấp giống không phù hợp với người dân địa phương

 

Ta nhiều lần kiến nghị nhưng họ đều bảo hết rồi, không còn nữa, cũng đành chịu chứ biết làm thế nào? Lần này được cấp vịt, ban đầu nói là mỗi hộ 40 con nhưng nay lại nói là vịt lớn rồi, chỉ cấp 20 con/hộ thôi. Mà vịt cấp cho dân bản bị còi cọc, trọc hết lông rồi không biết sẽ sống được bao nhiêu ngày nữa?”, ông Cần thở dài.

Ông Hà Văn Huyên, một hộ dân bản Mai buồn rũ rượi: “Được cái nhà là ở được thôi, những cái còn lại được cấp đều không sử dụng được. Lợn gà thì chết hết, giếng nước họ đào nhưng không thấy bàn giao nên trưởng bản bảo không dùng, sợ hỏng họ bắt đền.

15-00-56_vit-ho-tro-dong-bo-coi-coc
Vịt hỗ trợ đồng bào còi cọc

 

Thế là các hộ dân phải góp tiền, mua ống nước nối từ trên núi xuống dùng chung. Không có bể nước nên nước lúc có lúc không, khổ sở lắm. Hôm trước, nhà ta được hỗ trợ 18kg ngô giống nhưng bán hết rồi, chưa có đất thì biết trồng vào đâu mà lại đi cấp ngô giống?”

Theo nhẩm tính của Bí thư Chi bộ Lương Xuân Tuấn thì cả bản có 8 hộ buộc phải bán ngô sau khi nhận hỗ trợ. “Tôi biết 8 hộ phải bán ngô giống nhưng có lẽ số lượng còn lớn hơn vì đa phần họ mới được tạm giao đất rừng, chưa phát sẻ nên không biết gieo trồng ở đâu. Mà họ bán cho một người ở bản Lốc với giá rất rẻ, chỉ 10 nghìn đồng/kg”, ông Tuấn cho biết.

15-00-56_nhung-dy-phong-hoc-ti-bn-loc-bohong-nhieu-nm-ny
Những dãy phòng học tại bản Lốc bỏ hoang nhiều năm nay

 

Thời điểm giữa tháng 3/2017, khi chúng tôi tiếp xúc với đồng bào TĐC xã Thông Thụ thì được biết, chỉ có 15 hộ sau khi tuyển chọn mới chịu nhận vịt hỗ trợ. Đồng bào đều cho rằng, vịt hỗ trợ không đạt tiêu chuẩn.

Chúng tôi liên hệ với ông Thái Diệu, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu đóng trên địa bàn huyện Quế Phong, đơn vị cung cấp vịt cho dự án.

Ông Diệu cho biết: “Sợ đồng bào không thể nuôi sống vịt còn nhỏ nên các bên đã thống nhất sẽ nuôi vịt lớn hơn mới cấp. Vì thế, số lượng vịt được cấp sẽ giảm xuống 1 nửa và không có chuyện đồng bào chê vịt còi cọc, vịt vẫn đạt tiêu chuẩn đề ra”.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm