| Hotline: 0983.970.780

Vitamin D& chứng tiền sản giật

Thứ Sáu 10/09/2010 , 10:11 (GMT+7)

Những phụ nữ mang thai bị sản giật do liên quan đến huyết áp cao thường có nồng độ vfitamin D trong máu thấp hơn ở những thai phụ khỏe mạnh khác...

Ảnh minh họa

Theo tạp chí Sản khoa và Phụ khoa (Mỹ), một nghiên cứu mới đây cho thấy, những phụ nữ mang thai bị sản giật do liên quan đến huyết áp cao thường có nồng độ vfitamin D trong máu thấp hơn ở những thai phụ khỏe mạnh khác, từ đó dẫn đến khả năng là vitamin D có một vai trò trong biến chứng này.

Tình trạng này gọi là biến chứng sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng có các triệu trứng như huyết áp tăng đột ngột và sự tích tụ protein trong nước tiểu do suy thận. Đây là một dạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở tuần thứ 34 của thai kỳ.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phát hiện thấy lượng vitamin D ở 50 thai phụ có triệu chứng tiền sản giật thường thấp hơn so với 100 thai phụ khoẻ mạnh khác (trung bình 18 nanogam (ng)/mililit (ml) so với 32ng/ml).

Nghiên cứu này tuy chưa chứng minh được lượng vitamin D thấp gây ra chứng tiền sản giật, nhưng một loạt các nghiên cứu gần đây đã phát hiện mối liên quan giữa lượng vitamin D trong máu hay lượng vitamin D hấp thụ với các rủi ro của một loạt vấn đề về sức khoẻ. Chẳng hạn, lượng vitamin D thấp liên quan đến tiểu đường typ 1, hen suyễn nghiêm trọng ở trẻ em và bệnh tim mạch, một số loại ung thư nhất định và bệnh trầm cảm ở người lớn.

Theo tiến sĩ Christopher J.Robinson, thuộc Trường Đại học Y ở Charleston bang Nam Carolina, nếu vitamin D có liên quan đến nguy cơ tiền sản giật thì có thể giúp giải thích tại sao phụ nữ Mỹ gốc Phi có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn các nhóm chủng tộc khác, ngay cả khi tính đến các yếu tố thu nhập cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.

Vitamin D tự nhiên được tổng hợp khi da tiếp xúc với ánh nắng, mà quá trình này lại kém hiệu quả hơn ở những người có làn da sẫm màu hơn. Các nghiên cứu đã cho thấy nhóm người Mỹ gốc Phi có lượng vitamin D trong máu thấp. Ví dụ, khi nghiên cứu về nhóm thanh thiếu niên Mỹ, trong số 14% không có đủ lượng vitamin D (ít hơn 20ng/ml), có đến một nửa là người da đen.

Khi so sánh 50 thai phụ bị tiền sản giật với nhóm 100 thai phụ khoẻ mạnh khác nói trên, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận, 54% trong nhóm tiền sản giật bị thiếu hụt vitamin D (ít hơn 20ng/ml) so với 27% ở nhóm khoẻ mạnh. Chỉ có 24% ở nhóm tiền sản giật có lượng vitamin D lớn hơn 32ng/ml, trong khi ở nhóm kia là 47%.

Ông Robinson cho rằng, vitamin D có ảnh hưởng đến nguy cơ tiền sản giật. Nó đóng vai trò như một hormone ảnh hưởng đến khả năng tự điều chỉnh và cơ chế của protein trong nhau thai, mà những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển của nhau thai được cho là căn nguyên của chứng sản giật.

Hiện nay, bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ ở bất kỳ giai đoạn nào cũng nên dùng từ 200-400 đơn vị (IU) vitamin D mỗi ngày, còn trước khi sinh là 400 IU. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh khuyến cáo này. Nhiều nhà nghiên cứu đề nghị phụ nữ mang thai, và cả những người khác nữa, nên dùng nhiều hơn.

Theo hướng dẫn hiện nay của Mỹ, những người dưới 50 tuổi dùng 200 IU vitamin D mỗi ngày, còn những người già hơn có thể dùng 400-600 IU. Nhưng nếu dùng quá liều (trên 2.000 IU), dễ có nguy cơ bị ngộ độc vitamin D, với các triệu chứng như buồn nôn, giảm cân…Tuy vậy, ông Robinson vẫn đề nghị thai phụ trước khi sinh hãy dùng 400 IU hàng ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm