| Hotline: 0983.970.780

Vợ chồng phường chèo

Thứ Ba 05/11/2013 , 10:29 (GMT+7)

Họ không phải là diễn viên kịch nói, kịch chèo chi cả. Anh làm thợ sơn chuyên viết khẩu hiệu. Chị làm thợ may ở một xí nghiệp may hàng xuất khẩu.

Họ không phải là diễn viên kịch nói, kịch chèo chi cả. Anh làm thợ sơn chuyên viết khẩu hiệu. Chị làm thợ may ở một xí nghiệp may hàng xuất khẩu.

Gia đình họ chỉ có hai người, chưa con cái. Họ thuê một căn nhà trong ngõ. Có lẽ họ mới lấy nhau. Họ còn khá trẻ.

Họ đến ở từ hồi nào, không rõ. Chỉ biết khi gia đình tôi mua căn hộ và đến ở, thì họ ở đó từ trước rồi. Tình cờ chúng tôi là hàng xóm liền kề với đôi vợ chồng này.

Anh tên Trọng Hưng. Chị tên Thúy Nhạn. Nghe cứ như tên ca sĩ, diễn viên nổi tiếng. Nhưng không chỉ thể hiện ở cái tên. Cách ăn mặc, cử chỉ, đối thoại, đều rất chi là… diễn viên. Có hôm anh đèo chị, chị vươn tay ra phía trước để “mớm” bánh cho anh.

Nói tóm lại các cử chỉ thân mật, âu yếm trên mức bình thường. Họ thực sự hạnh phúc đến thế, hay chỉ là đóng kịch? Và phải chăng là lý do để họ mang cái biệt danh “vợ chồng phường chèo”?

Thực ra thì tôi cũng không quan tâm lắm về đôi vợ chồng trẻ này. Bởi tôi còn phải lo đến chuyện cơm áo gạo tiền của gia đình, trong lúc nợ nần chưa giải quyết xong.

Ngôi nhà ở mặt phố, tuy không rộng rãi lắm, nhưng còn có chỗ để kinh doanh. Chỉ vì con cái làm ăn thua lỗ, phải bán đi, mua một chỗ khuất nẻo, chính là ngôi nhà đang ở đây, để trang trải nợ nần. Bởi thế cũng chẳng có thì giờ đâu mà để ý, quan tâm đến mấy nhà hàng xóm.

Một hôm đi làm về, vừa dắt được cái xe máy vào nhà, đã nghe thấy tiếng léo nhéo trong ngõ. Hình như là tiếng cãi nhau. Cuộc đối đáp cứ to dần và có vẻ căng thẳng. Đã quá quen với những cuộc cãi vã và giữ vững “quan điểm” là không can thiệp, không hòa giải, nên tôi bỏ ngoài tai. Mặc xác các người.

Nhưng đúng lúc đó một bóng người bỗng chạy vụt vào nhà tôi, bất ngờ đến mức tôi không kịp phản ứng. Chuyện gì thế này?

- Bác ơi! Bác cứu cháu.

- Cô là ai?

- Cháu là…là…

Cô gái lắp bắp, nét mặt hốt hoảng. Tới lúc đó, tôi mới chợt nhận ra chính là cô hàng xóm. Tôi đang chưa biết xử trí ra sao, thì cô gái đã chui tọt vào gian trong. Cùng lúc, anh chồng chạy sang. Thấy tôi đứng gần cửa, anh ta lúng túng dừng lại:

- Bác! Cháu phiền bác.

- Chuyện gì thế?

- Chả là chúng cháu có xích mích với nhau. Nhưng cô ấy cũng quá đáng lắm. Cháu biết cô ấy đang ở trong nhà bác. Bác làm ơn cho cháu…

- Anh về đi! Đừng có vớ vẩn. - Tiếng cô gái từ trong nhà vọng ra.

Tình huống rất khó xử. Tôi cũng không biết nên xử trí thế nào.

Anh chồng đứng ngoài cửa, rền rĩ:

- Em ơi! Thúy Nhạn ơi! Anh xin em. Đi về đi em. Về đi! Về với…

- Anh đừng làm phiền gia đình bác ấy nữa. Anh bước ngay! Không bao giờ tôi còn chui vào cái nhà đó. Anh đi ngay đi.

- Thôi nào, - tôi kêu lên. Hai người ra ngoài ngõ mà cãi nhau. Cái cô kia! Có nghe tôi nói gì không?

Anh chồng chắp tay như lạy:

- Cháu xin bác. Bác cứ để cháu thuyết phục nhà cháu về. Nhạn ơi! Anh thề từ nay, anh sẽ nghe lời em. Anh hứa…

Cái “bài ca” sặc mùi cải lương cứ diễn ra như vậy trước cửa nhà tôi. Thấy nổi nóng không xong, tôi đành tính bài mềm dẻo:

- Thôi cô kia! Anh chồng đã có lời xin lỗi, thì cô cũng nên bỏ qua. Đi ra rồi về nhà. Nào, nghe tôi một lần…

Lời ngọt nhạt của tôi có tác dụng. Cô vợ lặng lẽ bước ra, nước mắt lưng tròng. Còn anh chồng cũng sùi sụt, ôm lấy cô vợ, dìu đi.

Sự yên ắng kéo dài được đúng ba hôm. Ngày đầu, anh chồng dựng xe chờ sẵn cô vợ ở ngõ. Phải mười lăm phút sau cô ả mới õng ẹo đi ra. Mắt lúng liếng nửa nâu nửa tím. Môi đỏ lòe đỏ loẹt. Mặc dù quần gin bó cứng, nhưng ngồi lên xe cũng để chân một bên, rồi quàng tay ôm choàng lấy anh chồng. Trông họ cứ như chưa hề to tiếng cãi nhau bao giờ.

Buổi chiều hôm sau, rồi hôm sau nữa, cả hai đều về muộn. Khi về, cô nàng tay xách nách mang. Thôi thì đủ thứ giỏ to giỏ nhỏ, túi đầy túi vơi. Giá mà cưỡi xế hộp nữa, thì ai cũng nghĩ đó là vợ chồng đại gia.

Sang sáng ngày thứ tư, chủ nhật, ngõ xóm bỗng ồn ào, nhưng không phải chuyện cãi nhau, mà là tiếng nhạc xập xình từ căn hộ của đôi vợ chồng trẻ. Tiếng nhạc mở quá cỡ khiến tôi bị đánh thức bất đắc dĩ. Thật đến phiền với đôi vợ chồng này. Nhưng rồi tôi tự an ủi, dù sao âm thanh của nhạc cũng không khó chịu bằng âm thanh của tiếng chửi rủa cãi cọ và cả tiếng thét gào.

Nhưng niềm an ủi của tôi cũng không được bao lâu. Buổi tối hôm đó, cả ngõ xóm (cái ngõ mới nhỏ bé làm sao) lại chứng kiến một trận khẩu chiến chối tai suốt nửa giờ đồng hồ. Sau đó là tiếng bát chén vỡ loảng xoảng, tiếng kim loại chát chúa. Cửa ngôi nhà hàng xóm bỗng bật tung. Mọi người thấy cô vợ quần áo xốc xếch chạy vọt ra. Tiếp đến là anh chồng đuổi theo sau…

Hàng xóm dường như đã “làm quen” với cái cảnh này, nên đóng kín cửa nhà mình lại. Có người thò đầu qua cửa sổ, thở dài: "Cứ phải có đứa con, rồi chuyện cơm áo gạo tiền nó thúc vào sườn, thì mới thay đổi được!”

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm