| Hotline: 0983.970.780

Vợ có thói quen cằn nhằn mọi lúc, mọi nơi

Chủ Nhật 31/07/2016 , 10:05 (GMT+7)

Anh Đức, trưởng phòng một công ty thiết kế nội thất, thường không hiểu tại sao bà xã của mình có thể nói, nổi nóng, cằn nhằn chồng mọi lúc mọi nơi.

Chồng lỡ quên vất tàn thuốc lá xuống sàn, liền bị vợ chỉnh; đi làm về dắt xe vào lỡ làm bẩn nền nhà, cũng bị vợ nói.

Thực ra, cằn nhằn cũng là một phương thức biểu đạt của tình yêu. Bởi lẽ phụ nữ không biết nổi giận giống như một cốc nước lọc, ngoài tác dụng giải khát thì chẳng có chút dư vị gì. Có người lại so sánh, một người vợ ưa cằn nhằn, lại giống một loại rượu vang lâu năm, tuy mạnh nhưng lại có vị nồng đượm khó quên.

Tuy nhiên, người vợ cũng nên biết khi nào nên làm nước lọc, khi nào nên làm rượu, vì chồng mình không thể nào uống rượu cả đời được. Hơn thế, phụ nữ là người thích nói, dễ cáu giận nhưng cũng dễ mềm lòng, dễ nổi nóng nhưng cũng dễ thỏa hiệp, dễ cằn nhằn, nhưng cũng là vì muốn tốt cho chồng mà thôi.

Từ lúc sống chung đến nay, không ít lần chị Hạnh khuyên chồng bỏ dần thuốc lá, vì chồng chị vốn có tiền sử bệnh phổi. Khuyên mãi chồng vẫn không nghe, chị hết chọn cách nói xa nói gần đến cằn nhằn, than thở nhằm mục đích “để ổng sợ bị bệnh rồi bỏ thuốc lá”. Nhưng kết quả chẳng đến đâu, vợ chồng chị dần ít noi chuyện với nhau hơn trước, chồng chị thường lẻn ra ngoài hút thuốc để tránh sự xoi mói của vợ.

Trên thực tế, cằn nhằn là một loại bệnh lý, phản ánh tâm lý không biết phải làm thế nào với sự chênh lệch của hiện thực, mong mỏi cháy bỏng trong cuộc sống hôn nhân của người vợ. Nếu quan sát kỹ, người chồng có thể nhận ra cằn nhằn là biểu hiện của sự không vui vẻ, không hạnh phúc của người phụ nữ.

Cuộc sống vợ chồng thay đổi khá nhanh chỉ sau gần năm năm lấy chồng khiến chị Huyền cảm thấy sốc. Từ một người chồng thường xuyên quan tâm đến vợ, chồng chị, anh Quốc lại dành thời gian bên ngoài nhiều hơn là cho gia đình riêng của mình. Quanh quẩn trong nhà với cô vợ hay cằn nhằn khiến anh có tâm lý “oải”, chỉ muốn tìm cách đi đâu đó cho bớt mệt cái lỗ tai. Đã vậy, vừa ló mặt vô nhà lại bị vợ “hỏi han”.

Chị Huyền cho biết: “Tôi cằn nhằn là có lý do cả thôi. Mỗi cuối tuần, nhờ chồng chở đi siêu thị mà cũng bị làm khó. Trong khi ổng chỉ kiếm cớ họp mặt với mấy người bạn vô công rỗi nghề, chứ có bận bịu gì đâu. Trước đây, ổng đâu có vậy. Nhìn thấy phát chán!”. Phụ nữ thường mơ mộng trong cuộc sống nói chung và hôn nhân nói riêng.

Nếu cuộc sống sau hôn nhân vẻn vẹn chỉ như câu cá bắt bướm, phụ nữ không nhận được sự quan tâm thương yêu của chồng mình thì ắt sẽ nảy sinh những ưu phiền. Điều này dẫn đến họ không hài lòng, mệt mỏi với chồng và muốn được thay đổi. Khi không tìm được cách nào thay đổi, thì xảy ra tình trạng nói nhiều hay cằn nhằn là dễ hiểu, đây cũng chính là biểu hiện nhu cầu của họ.

Nói chung... phụ nữ thường có hàng tá lý do để cằn nhằn, nhưng cơ bản là họ muốn chồng mình tốt lên, muốn mối quan hệ giữa hai người được cải thiện. Chẳng hạn như, chồng không làm việc nhà, không giặt giũ nấu cơm, khiến vợ tức giận, đó là vì cô ấy muốn bạn vận động nhiều hơn một chút, thay vì ngồi lì trước màn hình tivi hoặc máy tính, hoặc nằm ườn trên giường ngủ nướng.

Chồng hút thuốc, vợ cằn nhằn, vì quan tâm đến sức khỏe của bạn. Chồng uống rượu, vợ tức bạn, đó là vì lo lắng sau khi uống say sẽ không có ai chăm sóc cho bạn, sợ bạn gặp chuyện không hay.

Phụ nữ khó hiểu nhưng nếu được chồng yêu hơn, quan tâm hơn một chút, bạn sẽ thấy thực ra cô ấy cũng đơn giản vô cùng. Bên cạnh một người đàn ông để mình tức giận, để cằn nhằn, đồng thời là một niềm hạnh phúc rất lớn của phụ nữ. Vậy nên, hãy trân trọng người phụ nữ ngày ngày cằn nhằn bên tai bạn, vì trong sự tức giận của cô ấy đong đầy sự quan tâm, lo lắng, yêu thương và kỳ vọng dành cho bạn.

(Kiến thức gia đình số 29)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm