| Hotline: 0983.970.780

Vợ về muộn

Thứ Tư 19/09/2012 , 11:16 (GMT+7)

- Anh à, hôm nay công ty có việc đột xuất, anh về sớm đón con hộ em nhé. Anh nhớ cho con uống sữa, ăn sữa chua...

- Anh à, hôm nay công ty có việc đột xuất, anh về sớm đón con hộ em nhé. Anh nhớ cho con uống sữa, ăn sữa chua. À, thức ăn em để sẵn trong tủ rồi, anh rã đông rồi nấu giúp em. Mấy bố con cứ ăn cơm trước nhé…

- Thế em định mấy giờ về?

- Em cũng chưa biết, chắc phải xong việc. Mấy bố con cố gắng nhé.

Tút… tút… tút

Hiếm hoi lắm chị Quyên mới phải về nhà muộn do việc của công ty. Nhưng lần nào cũng vậy, trước khi gọi cho chồng chị luôn phải “đắn đo”, ngọt nhạt, nịnh nọt. Đã vậy, khi về nhà chị còn phải đối mặt với vẻ lạnh te của chồng. Anh thậm chí chẳng hỏi han xem chị đã ăn tối chưa, cũng không thèm quan tâm đến sự mệt nhoài của vợ. Đã thế, thấy vợ về là anh “thả” cho lũ trẻ quấn lấy mẹ, không trông con để chị thay đồ, ăn uống.

“Nhiều lúc thấy tủi thân vô cùng. Mình về muộn do việc cơ quan, chứ có phải chơi bời đàn đúm gì đâu mà anh ấy cứ nặng nhẹ”, chị Quyên cho biết.

Rất nhiều phụ nữ Việt Nam ở vào hoàn cảnh giống như chị Quyên. Nếu như bận quá nhiều việc xã hội và có thể về nhà muộn, chị em sẽ gặp phải thái độ không hài lòng của mọi người trong gia đình. Nhưng nếu như người đàn ông có hành động tương tự thì không ai cảm thấy bất bình thường.

Sống chung với bố mẹ chồng, chiều nào chị Hiên (cán bộ văn phòng khoa ở một trường đại học tại Hà Nội) cũng tất tả về từ 4h30. Công việc của chị đôi khi có nhiều hoạt động ngoại khóa, như tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao. Bản thân chị cũng là bí thư đoàn thanh niên của khoa nên không thể vắng mặt trong các hoạt động bề nổi.

Thế nhưng, kiểu gì chị cũng phải có mặt ở nhà lúc 5h30 chiều, để cùng ăn tối với bố mẹ chồng. Mẹ chồng thương con dâu, muốn đỡ đần việc bếp núc. Khổ nỗi, bố chồng có tính gia trưởng, nên hễ thấy chị về là ông bắt bà nghỉ tay, không được động vào việc gì. Hôm nào chị về muộn, hoặc thấy con trai đón cháu là ông lại tỏ ra bực bội. Kiểu gì tối hôm đó, chị Hiên cũng phải “báo cáo” với bố chồng về công việc trong ngày, lí do vì sao về muộn.

“Ức chế lắm, từ nhỏ tới giờ mình có bị ai quản lý chặt chẽ thế đâu. Ngay cả chồng cũng không khắt khe như vậy. Nhưng bố chồng cứ ra ra vào vào hậm hực với con dâu khiến cả nhà giận lây sang mình. Vì công việc, lẽ ra phải được chia sẻ, động viên, đằng này…”, chị Hiên thở dài.

Cùng với nhịp quay chóng mặt của cuộc sống hiện đại, có khá nhiều lí do chính đáng để đàn ông và phụ nữ không thể về nhà đúng giờ sau khi tan sở. Với người đàn ông điều này dễ được mọi người trong gia đình chấp nhận và thông cảm.

Chẳng hạn, khi người đàn ông làm công sở, anh ta có thể thường xuyên về muộn (quá thời gian làm việc tại công sở theo quy định) và điều đó được nhiều người trong gia đình sãn sàng chấp nhận với những lý do: "Đàn ông phải làm nhiều việc để khẳng định bản thân ngoài xã hội"; "đàn ông phải có nhiều bạn bè, họ có vui vẻ bia rượu với bạn bè cũng là chuyên dễ thông cảm"; "họ phải giao tiếp với nhiều người để tạo quan hệ xã hội"...

Tuy nhiên, với người phụ nữ thì dù có thể tham gia bất kỳ loại công việc chính đáng nào trong xã hội, những người trong gia đình, bao gồm cả gia đình mở rộng (cả ông bà nội, ngoại, họ hàng, anh chị em) luôn đòi hỏi họ phải đảm bảo dành nhiều thời gian cho gia đình. Trường hợp của chị Ngân là một ví dụ.

Chị Ngân tốt nghiệp chuyên ngành tư vấn với tấm bằng loại ưu. Đây cũng là công việc yêu thích của chị ngay từ nhỏ. Chị muốn, với kỹ năng và tấm lòng của mình, chị có thể giúp nhiều cá nhân, gia đình tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tình cảm và cuộc sống. Thế nhưng, công việc tư vấn không thể làm trong giờ hành chính. Vì vậy, một tuần chị Ngân phải trực hai ca đêm, ba ca ngày.

 Sự lệch thời gian làm việc so với “cái chung” là nguyên nhân gây ra nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống của chị. Nhất là khi chị có con nhỏ, chồng và bố mẹ chồng nhất quyết không cho chị đi làm ca đêm, dù họ biết mười mươi đó là quy định của công ty.

Ngậm ngùi từ bỏ công việc yêu thích, chị Ngân biết rằng, mình có rất ít cơ hội xin vào chỗ khác vì tổng đài tư vấn nào cũng yêu cầu nhân viên làm cả ca ngày – ca đêm. Trừ khi, chị phải lựa chọn một công việc khác, không thực sự đúng chuyên môn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hòa, trưởng phòng tư vấn (Công ty Linh Tâm) cho biết: Thực tế cho thấy, nhiều phụ nữ đã tự nguyên hi sinh nhu cầu, mong muốn, sự nghiệp của bản thân cho những thành viên khác trong gia đình. Và không ít trường hợp, phụ nữ bị rơi vào tình thế bắt buộc. Sự hi sinh của họ là do áp lực từ phía gia đình và xã hội.

Mặc dù hiện nay cũng đã có không ít người đàn ông thông cảm với vợ, ủng hộ và hỗ trợ vợ trong thực hiện công việc ngoài xã hội, nhưng cũng không tránh khỏi có những lúc ứng xử thể hiện mong muốn sâu thẳm: Vợ hãy dành nhiều thời gian cho gia đình. Hầu hết chị em hiểu được tâm lí của bạn đời và những người thân trong gia đình nên họ đã phải rất khéo léo trong ứng xử.

Chị Hòa cho biết thêm: Thực tế, phụ nữ và nam giới đều có khả năng, cơ hội và trách nhiệm như nhau trong việc chăm sóc gia đình cũng như kiếm tiền. Vì vậy, khi nam giới hay nữ giới bận rộn với công việc, họ cần sự chia sẻ công việc gia đình của người bạn đời. Họ cần sự khuyến khích, động viên để không tuột khỏi những cơ hội phát triển mà họ phải trả giá đắt chỉ vì thiếu sự chung tay và san sẻ trách nhiệm của người bạn đời.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm