| Hotline: 0983.970.780

Với 3 bệnh nguy hiểm đang đe dọa lúa xuân

Thứ Năm 25/03/2010 , 15:30 (GMT+7)

NNVN giới thiệu một số đặc điểm nhận biết và cách xử lý các bệnh này để bà con nông dân có thể triển khai ngay các biện pháp phòng, tránh kịp thời...

Hiện nay các bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và lùn sọc đen là những bệnh do virus gây ra rất nguy hiểm đối với cây lúa đang xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước với diện tích gây hại lên tới hàng ngàn héc ta. Những diện tích lúa bị nhiễm bệnh nặng có thể dẫn tới nguy cơ mất mùa. Bệnh phát sinh, gây hại trên tất cả các giống lúa, trên các chân đất khác nhau nhưng chưa có thuốc đặc trị, NNVN giới thiệu một số đặc điểm nhận biết và cách xử lý các bệnh này để bà con nông dân có thể triển khai ngay các biện pháp phòng, tránh kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

Tác nhân gây bệnh của cả 3 loại bệnh này là virus, chúng chỉ lan truyền gián tiếp thông qua các véc tơ truyền bệnh côn trùng như rầy nâu, rầy lưng trắng. Những cây lúa bị nhiễm bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn hơn so với các cây bình thường, phân bố tương đối đều trên cả ruộng. Nếu bị sớm cây lúa sẽ chết và không trỗ được; nếu bị muộn sẽ nghẹn đòng không trỗ thoát, hoặc dù có trỗ được thì hạt cũng bị đen lép, năng suất kém.

Bệnh vàng lùn: Lá của cây bị bệnh chuyển từ xanh nhạt sang vàng nhạt đến vàng cam rồi vàng khô; các lá dưới vàng trước, lần lượt đến các lá phía trên; vết vàng lan dần từ chóp lá dẫn vào bẹ; lá có xu hướng xòe ngang; bệnh làm giảm chiều cao và số chồi trên khóm.

Bệnh lùn xoắn lá và lùn sọc đen: Bệnh lùn xoắn lá cây mắc bệnh thấp lùn, lá và thân có màu xanh đậm, lá non mới ra ngắn, xoắn gợn sóng, có nhiều u sưng; đẻ nhiều nhánh hơn bình thường, đôi khi mọc chồi trên đốt thân; những cây bị muộn vẫn phát triển được nhưng khó trỗ bông, nghẹ đòng hoặc hạt lép. Ngoài những đặc điểm trên, mép lá của bệnh lùn xoắn lá thường có vết rách hình chữ V hay gân lá bị sưng to giống những u bướu. Còn với bệnh lùn sọc đen, lá vẫn xoăn nhưng mép lá không rách; bóc bẹ khi cây lúa ở giai đoạn vươn lóng để quan sát sẽ thấy nhiều u sáp màu trắng sữa chạy dọc theo thân; nếu bị nặng những u sáp này sẽ chuyển sang màu đen nên gọi là lùn sọc đen.

Biện pháp phòng trừ: Cần kiểm tra, đánh giá tình hình bị nhiễm bệnh cụ thể để có các biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Những ruộng bị nhiễm bệnh với tỷ lệ dưới 20%: Nhổ bỏ, vùi sâu xuống bùn những cây bị bệnh, không vứt tràn lan trên bờ để tránh lây lan. Tiếp tục chăm sóc, bón phân thúc kịp thời giúp cây khỏe, tăng khả năng chống chịu bệnh. Nếu thấy rầy xuất hiện trên ruộng thì sử dụng các loại thuốc trừ rầy đặc hiệu: Penalty 40WP, Sectox 10WP, Midan 10WP, Conphai 700WP… hỗn hợp với thuốc Bassa 50EC, Jetan 50EC, Superista 25EC… để phun trừ kịp thời theo hướng dẫn ghi trên vỏ bao bì.

- Trên ruộng có một vài cây bị bệnh ở một số khóm thì tách nhổ cả khóm, bón vôi trực tiếp và vùi sâu những cây bệnh dưới bùn. Phun thuốc trừ rầy, sau 3-4 ngày thì dược lúa bằng phân qua lá.

- Những ruộng có tỷ lệ số cây bị nhiễm bệnh/khóm từ 20-25%: Tiêu hủy 100% diện tích bị bệnh bằng vôi bột và vùi sâu trong bùn. Sau đó khắc phục ruộng lúa như biện pháp trên (bao vây trừ rầy và phục dưỡng cây lúa).

- Những ruộng bị nặng trên 25%: Thực hiện việc tiêu hủy ngay bằng các biện pháp: cắt lúa trên ruộng, gom sạch tàn dư thực vật để tiêu hủy (chôn, đốt, có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò nếu trên ruộng không có rầy). Cày trục cả ruộng, phun thuốc trừ rầy xung quanh bờ nhằm tránh phát tán, lây lan sang các ruộng lúa khỏe khác. Nếu trên ruộng có rầy, cần phun thuốc diệt trừ trước khi cắt lúa tiêu hủy.

- Cuối tháng 3 và đầu tháng 4, về cơ bản các trà lúa đã đang chuyển sang giai đoạn làm đòng, cần đảm bảo đủ nước để giúp lúa trỗ tốt, vừa để hạn chế rầy nâu phát triển số lượng và lây lan bệnh.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất