| Hotline: 0983.970.780

"Voi" thành chuột?

Thứ Tư 13/11/2013 , 09:59 (GMT+7)

Khi bước sang mùa thứ 2, “The Voice" đã rơi vào trạng thái tuột dốc không phanh, nhiều khán giả còn ví von “voi bây giờ không còn là voi nữa, mà đã thành… chuột”.

Một cuộc thi đình đám bậc nhất thế giới, khi về Việt Nam với tên gọi “Giọng hát Việt” đã trở thành “bom tấn” truyền hình thực tế trong năm 2012. Tuy nhiên, khi bước sang mùa thứ 2, “The Voice" đã rơi vào trạng thái tuột dốc không phanh, nhiều khán giả còn ví von “voi bây giờ không còn là voi nữa, mà đã thành… chuột”.

Vậy, lí do nào khiến chương trình này ngày càng được ít người quan tâm?

Với một format thi tương đối năng động và khác biệt, việc lựa chọn ca khúc mang tính hướng ngoại cao ở mùa thứ 1, song song, các thí sinh có thể hơi yếu về chuyên môn ca hát nhưng bù lại, việc được định hướng thể hiện những ca khúc nhạc ngoại hiện đại, đang làm mưa làm gió tại các bảng xếp hạng thế giới.

Chính những điều này, đã kéo được một bộ phận không nhỏ các khán giả trẻ, những nhân tố đẩy cao tính lan truyền các phần thi thông qua các mạng xã hội, đây cũng là 1 nhân tố khiến mùa thứ 1 thành công.

Ở chiều ngược lại, các ca khúc ở mùa thứ 2 được đem ra thi có phần hao hao giống các chương trình “Sao Mai", "Sao Mai – Điểm hẹn” hay “Ngôi sao tiếng hát truyền hình”, hoặc nếu sử dụng các ca khúc nhạc ngoại, cũng là những ca khúc khá cũ. Điều này khiến chương trình thiếu đi sự khác biệt và giảm sức hút với phần lớn các khán giả trẻ.


Một màn biểu diễn của “The Voice” 2013

Thử làm một phép so sánh, nếu những màn trình diễn của Hương Tràm, Bùi Anh Tuấn, Đinh Hương… được chia sẻ rộng rãi trên Internet vào năm ngoái thì năm nay, chưa có một thí sinh nào làm được điều này.

Hơn nữa, chất lượng thí sinh của mùa thi thứ 2 cũng chưa thực sự chất lượng và thiếu những hiện tượng kiểu như: Hương Tràm, Đinh Hương, hay nhân vật gây tranh cãi kiểu Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn. Điều này cũng dễ lí giải, bởi các cuộc thi ca hát diễn ra khá dày đặc, dĩ nhiên sẽ chẳng dễ gì kiếm được các nhân tài ca hát.

Kết quả các đêm thi cũng kém phần bất ngờ, ví dụ như ở đội HLV Mỹ Linh, 2 nhân vật cuối cùng của đội gần như được mặc định là Hoàng Tôn và Hoàng Yến, khiến khán giả xem các phần thi của các thí sinh khác theo kiểu thi cho có, bởi lẽ việc họ sẽ bị loại trước hay bị loại sau mà thôi.

Về mặt truyền thông, “The Voice” mùa thứ 1 được “mùa scandal”, từ nghi vấn dàn xếp kết quả đến chuyện hậu trường tình cảm giữa thí sinh và huấn luyện viên đều khiến truyền thông sôi sục.

Tuy vậy, không thể chối cãi, khán giả cũng cực “khát” thông tin về những thí sinh có năng lực chuyên môn thực sự như Hương Tràm, Đinh Hương hay Đồng Lan, những thí sinh của “The Voice” mùa thứ 1 đã làm cho công việc tuyên truyền khá thuận lợi khi trung bình mỗi ngày, có ít nhất khoảng 3 bài báo liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến “The Voice”.

Ở chiều ngược lại, chương trình năm nay khá im lìm trên truyền thông, một phần vì không có chuyện lùm xùm, thêm vào đó, các thí sinh cũng không quá nổi trội để giới truyền thông săn lùng, duy chỉ có những bài báo về kết quả hàng tuần được cập nhật.

Mặt khác, việc chọn 4 huấn luyện viên là nhạc sĩ Quốc Trung, ca sĩ Hồng Nhung, Mỹ Linh và Đàm Vĩnh Hưng cũng phản ánh nhiều cái chưa thực sự hợp lý với một chương trình truyền hình mang tính giải trí.

Nhạc sĩ Quốc Trung là nhạc sĩ có tố chất của người định hướng tiên phong, tuy nhiên, chưa xét chuyện đúng hay sai, việc biến một đội hình mang màu sắc “Rock và hơi hướng âm nhạc phòng trà” khiến chương trình buồn tẻ đi khá nhiều.

Bên cạnh nhạc sĩ Quốc Trung thì càng vào cuối chương trình, ca sĩ Mỹ Linh càng đi vào lối mòn với những bài hát cũ. Ca sĩ Hồng Nhung đưa ra những ca khúc vừa vặn với thí sinh đội của mình, và có thể nói, việc thị phạm của Hồng Nhung khá hiệu quả nhưng khán giả vẫn mong chờ một sự đột phá từ đội hình này.

Riêng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh vẫn trung thành với cách huấn luyện cũ, cân bằng giữa thị hiếu và chuyên môn nhưng dường như chính điều đó lại biến anh thành một huấn luyện viên khá “lạc quẻ” so với 3 màu sắc còn lại đang ngồi ghế xoay của chương trình.

Thông qua nhiều diễn đàn, khán giả đã bày tỏ mong muốn rằng, nhà sản xuất đừng để "The Voice" chết yểu, bởi thực trạng, chương trình đang bị khán giả thờ ơ là vấn đề có thể nhìn thấy được. Chắc hẳn, nhà sản xuất sẽ có nhiều việc phải làm nếu họ muốn tiếp tục sản xuất chương trình này mùa thứ 3 vào năm sau.

Lịch phát sóng của chương trình cũng khiến khán giả mệt mỏi. Ở nước ngoài, mỗi mùa thi thường chỉ kéo dài 3 tháng, ở những tuần công chiếu, nhà sản xuất có thể phát sóng 2 đến 3 tập liên tục thì ở Việt Nam, chương trình có thể kéo dài đến 6, 7 tháng.

Chương trình phát sóng được 1 tuần nhưng có khi nghỉ đến 2 tuần, để nhường sóng cho các chương trình khác, đến khi khán giả biết kết quả cũng chẳng nhớ nổi ở tập trước, các thí sinh vừa hát cái gì. Với một lịch chiếu như thế, “The Voice” đã nguội lại càng thêm nguội.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm