| Hotline: 0983.970.780

Vớt vát vụ Đông xuân

Thứ Sáu 13/01/2012 , 10:21 (GMT+7)

Hà Tĩnh năm nay rét sớm, rét kéo dài kết hợp mưa dầm dề, nên từ khâu lên lịch thời vụ cho đến lựa chọn giống, thời gian bắc mạ, gieo cấy đều phải cân đo đong đếm.

Lúa gieo thẳng chết rét
Ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, các tỉnh khác trong khu vực như Nghệ An, Thanh Hóa chỉ SX 2 vụ/năm là dư ăn; cơ cấu giống lúa cũng đơn giản, chủ yếu gieo cấy trà xuân muộn bằng giống lúa lai năng suất cao.

Ngược lại, Hà Tĩnh năm nay rét sớm, rét kéo dài kết hợp mưa dầm dề, nên từ khâu lên lịch thời vụ cho đến lựa chọn giống, thời gian bắc mạ, gieo cấy đều phải cân đo đong đếm. Ông Nguyễn Văn Việt, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh cho biết: Để tránh được các đợt rét đậm, rét hại hàng năm xảy ra, Hà Tĩnh chọn 3 thời điểm để gieo cấy vụ ĐX (trà xuân sớm, xuân trung và xuân muộn). Đối với trà xuân sớm thực hiện bắc mạ và gieo từ ngày 30/11-5/12; trà xuân trung thực hiện từ 15-25/12 và trà xuân muộn từ 15-20/1.

Mảnh đất Hà Tĩnh quanh năm khắc nghiệt, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn... hầu như năm nào cũng phải gồng mình chống chọi thiên tai.  Vì thế SXNN ở tỉnh nghèo chẳng khác gì "đánh bạc với trời". Cuối năm ai đi trên QL1 qua Hà Tĩnh thấy hai bên những cánh đồng lúa chết xơ xác, nông dân đứng khóc ròng bên ruộng, quần áo ướt sũng mà thương.

Riêng vụ ĐX 2011-2012, Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt rét đậm, rét hại kéo dài hơn 40 ngày, trong đó có hơn 15 ngày nhiệt độ xuống dưới 11-12 độ C, kèm theo mưa dầm, gió bấc triền miên, thiếu ánh sáng dẫn đến trên 10.000 ha mạ và lúa gieo thẳng trà lúa xuân sớm và xuân trung bị chết hoàn toàn. Về trà xuân muộn, lịch thời vụ đề ra phải hoàn thành trước 20/1 thì hiện tại thời điểm này rét buốt lại tiếp tục bao trùm, làm cho lúa, mạ chết nhiều hơn. Nguy cơ trà xuân muộn không thể thực hiện nổi.

Trao đổi với NNVN, một kỹ sư nông nghiệp dày dặn kinh nghiệm nhận xét: Về yếu tố khách quan, năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, rét đậm, rét hại xảy ra sớm. Vì thế ngay khi xuống giống trà xuân sớm gặp thời tiết rét, lúa chết phơi đồng. Về chủ quan, nếu thời tiết xấu không nên gieo thẳng đại trà mà phải bắc mạ phủ nilon để cấy. Điều đáng nói, nông dân đã nghèo thì việc mua nilon để phủ bắc mạ là khó khăn. Như ở Nghệ An, các vùng miền núi đều được tỉnh hỗ trợ kinh phí mua nilon 100%, vùng đồng bằng được hỗ trợ 50%. Còn Hà Tĩnh do ngân sách tỉnh khó khăn nên người dân phải tự lo lấy.

Mặt khác, cán bộ cơ sở chưa thực sự vào cuộc quyết liệt dẫn đến việc người dân thực hiện quy trình kỹ thuật tùy tiện. Phần nữa, tỉnh vẫn loay hoay chưa tìm ra bộ giống chuẩn có năng suất, chất lượng, chống chịu được thời tiết khắc nghiệt để thay thế bộ giống cũ. Những ngày áp tết Hà Tĩnh vẫn tiếp tục rét đậm, nông dân rã rời vì lúa chết. Tỉnh đang tập trung cả hệ thống chính trị xuống đồng cùng nông dân khắc phục, tập trung gieo cấy trà xuân muộn nhằm vớt vát được phần nào.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm