| Hotline: 0983.970.780

Vụ 18 trẻ em tím tái sau khi tiêm kháng sinh: Kiểm tra chuyên môn

Thứ Năm 28/04/2011 , 10:14 (GMT+7)

Sự việc gây xôn xao dư luận, song vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. PV NNVN đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tiến hành kiểm tra chuyên môn...

Vào khoảng 16 giờ 30 phút ngày 21/4/2011, sau khi được tiêm thuốc điều trị khoảng 30 phút, 18 trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 4 tuổi hầu hết đang điều trị bệnh viêm phổi tại Khoa nhi, BVĐK huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đột nhiên lên cơn sốt, một số trẻ bị tím tái...

Sự việc gây xôn xao dư luận, song vẫn chưa có câu trả lời cụ thể. PV NNVN đã đề nghị Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên tiến hành kiểm tra chuyên môn nhằm xác định nguyên nhân của tình trạng trên.

Trẻ tím tái sau khi tiêm kháng sinh

Ông Đào Văn Soạn, Giám đốc BVĐK Đại Từ cho biết, khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã huy động y bác sỹ kịp thời cấp cứu tại chỗ. Trong số các trẻ mắc triệu chứng trên, có 1 trường hợp nổi ban, 2 trường hợp tím tái, còn chủ yếu là lên cơn sốt. Khi trẻ bị suy hô hấp phải cho thở oxy. Sau khoảng 2 tiếng cấp cứu, tình trạng tím tái ở trẻ giảm, sức khoẻ của trẻ dần ổn định. Đến sáng 25/4, phần lớn số trẻ có triệu chứng bất thường hôm 21/4 đã khỏi bệnh và ra viện. Hiện nay, tại Khoa Nhi của bệnh viện có 2 trường hợp trẻ mắc triệu chứng hôm 21/4 còn ở lại.

Chị Vũ Thị Thoa là mẹ của cháu Ngô Thị Lan Anh (trẻ 16 tháng tuổi, xã Lục Ba, huyện Đại Từ) cho biết, cháu Lan Anh nhập viện hôm thứ 3 với chẩn đoán viêm phổi. Đến chiều thứ 5 (21/4), sau khi được tiêm thuốc chừng hơn 20 phút thì nguời cháu lạnh, chân tay tím tái, trẻ lên cơn sốt. Tương tự, chị Nguyễn Thị Thuận là mẹ cháu Nguyên Thu Hiền (xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ) xác nhận, khi đó các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng song được các y bác sỹ trấn tĩnh và cấp cứu cho trẻ kịp thời, sau gần 2 tiếng thì hầu hết các trẻ trở về trạng thái bình thường.

Bà Hồ Thị Hường, Trưởng Khoa nhi, BVĐK Đại Từ cho biết, kháng sinh được tiêm cho trẻ trước khi xảy ra tình trạng trên gồm 5 loại Cefotaxim, Ampixilin, Sunltaxin, Genntamicin, Ceftazidin. Số kháng sinh trên đều được sử dụng trước đó vài ngày, được thử phản ứng trước khi tiêm. Mặt khác, sau tình trạng trên, giám đốc bệnh viện đã tiếp tục chỉ đạo, vẫn sử dụng số kháng sinh này để điều trị bệnh cho trẻ nhưng tình trạng trên không tái diễn, và không xảy ra hiện tượng phản ứng thuốc (choáng váng, nổi mề đay, xung huyết, tụt huyết áp, co thắt đường hô hấp...). Vì vậy, bà Hường khẳng định, chắc chắn quá trình điều trị không thể xảy ra sai sót nào, không có việc nhầm thuốc hoặc dị ứng thuốc.

Cả bà Hường và ông Soạn đều cho rằng, có thể do yếu tố thời tiết. Vì vào chiều 21/4, thời tiết biến động mạnh, đang nắng thì nổi gió và chuyển rét. Vì vậy “BVĐK Đại Từ rất mong muốn cơ quan chức năng có kết luận rõ ràng về nguyên nhân của sự việc để ổn định dư luận cũng như tránh điều tiếng không hay” - ông Soạn nói.

Không phải do phản ứng thuốc

Hôm qua 27/4 đoàn kiểm tra chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra và đi đến thống nhất: Diễn biến của các bệnh nhi ngày 21/4/2011 không phải do hiện tượng phản ứng (dị ứng) thuốc. Qua kiểm tra hồ sơ bệnh án cho thấy, tất cả các thuốc kháng sinh trên sau khi xảy ra diễn biến vẫn được tiếp tục sử dụng, song không xảy ra hiện tượng khác thường.

Ông Nguyễn Văn Tốn, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Thái Nguyên cho rằng, với chức năng kiểm tra chuyên môn thì chỉ có thể thống nhất là không phải do phản ứng thuốc. Còn để kết luận tới cùng nguyên nhân của tình trạng trên là rất khó.

Bơm kim tiêm cho trẻ là loại bơm tiêm nhựa dùng 1 lần được mua tại Công ty Dược phẩm Phương Đông (Thái Nguyên) nhập từ ngày 30/12/2010, hiện tại bệnh viện đang sử dụng trong tất cả các khoa và không có tai biến gì. Về kỹ thuật tiêm, so sánh với thực tế các y tá của bệnh viện đang thực hiện thì các loại thuốc trên đều được chỉ định và được tiêm đường tĩnh mạch, được pha chế theo đúng hướng dẫn, tiêm đúng quy trình kỹ thuật.

Điều làm nhiều người nghi ngại là việc kiểm tra vỏ thuốc tiêm liệu có đúng là loại vỏ thuốc đã được sử dụng trong ngày 21/4? Về việc này, hộ lý Khoa Nhi, bà Lê Thị Phương đã xác nhận như sau: Sáng ngày 22/4, bà Phương đã ra hố chôn vỏ lọ thuốc để tìm và đã lôi lên được đúng bịch chứa những vỏ lọ thuốc tiêm cho trẻ dùng vào chiều 21/4. Bà Hoàng Thị Nghĩa, Trưởng phòng Nghiệp vụ dược, Sở Y tế Thái Nguyên cho biết, qua kiểm tra thì số lô của vỏ lọ thuốc, của phiếu thử phản ứng ngày 21/4 đều trùng khớp với số lô của phiếu xuất kho tại kho dược.

Đương nhiên, bà Nghĩa khẳng định, vỏ lọ thuốc do bệnh viện cung cấp để kiểm tra chuyên môn chính xác là loại thuốc đã được dùng cho trẻ trong buổi chiều ngày 21/4. Cũng rất may là bệnh viện còn chưa mang đi tiêu huỷ số vỏ lọ thuốc nói trên. Từ thực đó, đoàn kiểm tra chuyên môn chỉ thống nhất là diễn biến của các bệnh nhi không phải do phản ứng thuốc.

Xem thêm
Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã  'Sóng ngầm' ở vùng biên: [Bài 2] Cận cảnh gã 'đồ tể' xẻ thịt thú rừng

Người đàn ông bóp 'cò' chiếc khò ga, một ngọn lửa xanh lè phun lên mình con voọc chà vá đang nằm co quắp, cứng đơ trên tấm ván gỗ. Mùi lông cháy khét lẹt…

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất