| Hotline: 0983.970.780

Vụ bé trai 3 tuổi chết bất thường: 'Đây là ca mổ thành công, cháu chết là do sự cố y khoa'

Thứ Ba 20/08/2019 , 10:26 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Phạm Minh Pha - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau.

Để làm rõ nguyên nhân cái chết của bé trai 3 tuổi tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau, Báo NNVN đã có buổi làm việc với ông Phạm Minh Pha - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau.

Bệnh viện Sản nhi Cà Mau nơi xảy ra cái chết của cháu Phúc.


Cháu bé chết là do "sự cố y khoa"

Ông Pha cho biết, ngày 10/8, cháu Bào Gia Phúc (SN 2016) nhập viện trong tình trạng phía trước vùng tai bên phải có lỗ rò, sung nề, phồng to, đau, uống thuốc không giảm nên bác sĩ cho nhập viện tiến hành mổ chích rạch áp xe nhỏ.

“Ca mổ bắt đầu từ 15h45 đến 16 giờ cùng ngày thì kết thúc. Đây là ca mổ thành công. Sau đó mới chuyển cháu Phúc đến khu hồi tỉnh. Tuy nhiên, đến khoảng 16h10, tại phòng hồi tỉnh thì bệnh nhân có chịu chứng lơ mơ”, ông Pha cho biết.

Theo ông Pha, đến khoảng 16h30 thì bệnh nhân mê, đột ngột ngưng thở, ngưng tim. Lúc này người phụ trách ca mới kích hoạt báo động đỏ toàn viện, đồng thời mời Ban Giám đốc, các phòng chức năng, lãnh đạo Khoa Gây mê hồi sức và Khoa Hồi sức tích cực - chống độc phối hợp hồi sức. Sau đó, mời gia đình người nhà bệnh nhân giải thích tình trạng của cháu”.

[Clip] Anh Không kể lại vụ việc đau lòng.

“Sau hơn 5 tiếng 30 phút (khoảng 22 giờ cùng ngày) hồi sức tim phổi liên tục nhưng không hiệu quả, bệnh viện mới thông báo cho gia đình là cháu Phúc đã tử vong, ngưng hồi sức”, ông Pha thông tin.

Cũng theo ông Pha: Chuẩn đoán nguyên nhân tử vong sơ bộ của cháu Phúc là do suy hô hấp không hồi phục nghi do phản ứng phụ của thuốc gây mê. Hậu phẫu thứ 4 chích rạch áp xe rò luân nhỉ tai phải.

Ông Pha cũng cho biết cái chết của cháu Phúc là một “sự cố y khoa”. Đồng thời, vị bác sĩ này cũng khẳng định đây là lỗi của bệnh viện.
 

Bất nhất với lời khai của gia đình

Tuy nhiên, chị Võ Thị Hằng (SN 1983), mẹ của bé Phúc cho biết: Khoảng 16 giờ 20, tôi vào phòng được khoảng 15 phút thì bác sĩ kêu tôi rút ống ra đi. Lúc này, tôi mới hỏi rút ống rồi mặc đồ cho cháu được chưa? Trong lúc thay đồ cho con trai, tôi mới phát hiện con mình không thở nữa nên mới nói với bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ nói là tiêm thuốc cho cháu ngủ ngon, cháu không quậy đó chị.  

Báo cáo của Bệnh viện Sản nhi Cà Mau "bất nhất" với gia đình anh Không.

“Lúc này, tôi mới nói với bác sĩ con tôi thở đâu mà thở, cái bụng ngưng thở rồi mà. Sau đó, tôi lật tay con ra thì các ngón tay cháu đã tím hết. Bác sĩ nghe vậy liền đuổi tôi ra ngoài, kêu tôi kêu người nhà khác vô thay đi”, chị Hằng kể lại.

Anh Bào Văn Không, cha của cháu Phúc, kể tiếp: “Khoảng 16 giờ 30 phút, khi tôi bước vào thì chỉ thấy hai người đang nhồi tim cho con tôi. Sau đó mới báo động đỏ, các bác sĩ khác mới chạy đến hỗ trợ. Nhưng lúc này bệnh viện không hề thông báo, giải thích tình trạng bệnh nặng của con tôi. Đến khoảng 20 giờ cùng ngày, Ban Giám đốc mới mời gia đình tôi lại họp và nói tình hình bệnh nặng của con trai tôi”.
 

Bệnh viện ra điều kiện?

Anh Không kể: Khi con tôi chết, ông Phan Việt Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau mới thông báo và đưa ra hai điều kiện cho gia đình chọn. Một là, nếu không mổ tử thi thì bệnh viện sẽ cho xe đưa thi thể con tôi về nhà và hỗ trợ 30 triệu đồng. Hai là, nếu mổ tử thi thì bệnh viện vẫn cho xe đưa thi thể về nhưng không hỗ trợ một đồng nào hết mà để luật pháp can thiệp.

Từ ngày cháu Phúc mất bệnh tình của chị Hằng (áo đỏ) thêm trở nặng.

“Nguyên nhân tôi và gia đình không cho khám nghiệm tử thi là do sức khỏe của vợ tôi không được ổn định”, anh Không nói.

Từ ngày cháu Phúc mất đến nay, bệnh tình của chị Hằng thêm nặng. Gia đình anh Không rất mong ngành chức năng sớm vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết của cháu Phúc.

Trước đó, như Báo NNVN đưa tin, anh Bào Văn Không, SN 1980, ngụ ấp 19, xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau) là cha của bé Bào Gia Phúc (SN 2016) cho biết: Bé Phúc mắc chứng bệnh rò luân nhĩ (rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra) gia đình mới đưa cháu đến Bệnh viện Sản nhi TP Cà Mau để tái khám.

Tuy nhiên, cháu Phúc đã chết bất thường sau ca phẫu thuật nhưng Bệnh viện Sản nhi Cà Mau không giải thích cho gia đình biết nguyên nhân tử vong, gây xôn xao dư luận.

“Liên quan đến cái chết của cháu Phúc, hiện nay Sở Y tế vẫn chưa xử lý. Trước đó, ngày 11/8, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã nhận được báo cáo tóm tắt sơ bộ của Bệnh viện Sản nhi Cà Mau về nguyên nhân cái chết của cháu Phúc. Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Sản nhi Cà Mau sau khi họp hội đồng phải báo cáo ngay về Sở Y tế làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu bé. Sau khi có báo cáo cụ thể, Sở sẽ giao cho cơ quan chuyên môn nghiên cứu, có cần thành lập hội đồng xử lý hay không, rồi mới tính tiếp”, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm