| Hotline: 0983.970.780

Vụ cá nam 2012: Sản lượng tăng nhưng hiệu quả thấp

Thứ Ba 16/10/2012 , 10:00 (GMT+7)

Tổng sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm 2012 đã đạt 1.551,8 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2011.

Theo Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), mặc dù ngư dân phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng nhờ nguồn lợi cá nổi xuất hiện nhiều, năng suất và sản lượng một số nghề khai thác tăng cộng với công tác chỉ đạo SX ngày càng hiệu quả nên vụ cá nam đã kết thúc thắng lợi.

Tổng sản lượng khai thác thủy sản 9 tháng đầu năm 2012 đã đạt 1.551,8 nghìn tấn, tăng 4,3% so với cùng kỳ 2011. Trong đó riêng sản lượng khai thác thủy sản vụ cá nam 2012 đạt 1.425,6 nghìn tấn (tăng 3,6% so với kế hoạch và tăng 3,7% so với vụ cá nam 2011). Cục KT & BVNLTS đánh giá cao các tỉnh có sản lượng khai thác tăng như Cà Mau, Kiên Giang, Bình Thuận, Tiền Giang, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Bình, Nghệ An và Thanh Hóa. Hy vọng bắt đầu từ tháng 10/2012, các tỉnh phía Bắc triển khai vụ cá bắc 2012 - 2013 sẽ tiếp tục giành thành tích cao.


Làm lễ chuẩn bị vào vụ cá mới tại xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)

Theo Cục KT&BVNLTS, công tác khai thác thủy sản đang bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: Thứ nhất, tổng sản lượng vụ cá nam tăng nhưng do chất lượng sản phẩm và giá bán thấp hơn năm ngoái nên thu nhập của ngư dân khai thác trên các nhóm tàu không cao. Thứ hai, là công tác quản lý hoạt động khai thác thủy sản còn bị buông lỏng, số tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ còn quá lớn nên việc quản lý tàu thuyền theo vùng, theo tuyến đang gặp khó khăn.

Thứ 3, việc chuyển đổi cơ cấu nghề trong khai thác hải sản còn chậm, do đó nghề khai thác bằng lưới kéo vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn tại các tỉnh Nam bộ. Thứ 4 là công tác triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho ngư dân, nhất là các chính sách hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và dịch vụ khai thác hải sản xa bờ còn chậm. Và, cuối cùng là công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch vẫn chưa được quan tâm đúng mức...

Theo ông Nguyễn Ngọc Oai, Cục trưởng Cục KT&BVNLTS thì trong thời gian qua đang tồn tại một vấn đề làm ảnh hưởng đến công tác đánh bắt thủy sản trên biển là công tác phòng chống lụt bão và công tác đảm bảo an toàn trên biển.

Thứ trưởng Vũ Văn Tám:

Vụ cá bắc 2012 -2013 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Để giành được thắng lợi, Tổng cục Thủy sản phải tập trung chỉ đạo một cách toàn diện tất cả các khâu: SX trên biển giống như cách chỉ đạo SX trồng trọt, chăn nuôi của Bộ. Công tác điều tra nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường phải được đặc biệt coi trọng và chính xác và đi trước một bước. Các địa phương phải chủ động tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên biển nhằm đảm bảo tốt an ninh, an toàn trên biển, tránh những thiệt hại không đáng có...

Tình trạng tàu cá sử dụng máy quá cũ, thậm chí sử dụng cả máy dùng trên bộ để lắp ráp cho tàu cá, tình trạng tàu đã cải hoán máy, nâng công suất nhưng trình độ thuyền trưởng, máy trưởng không đáp ứng được với yêu cầu đặt ra dẫn đến việc vận hành máy, bảo quản, bảo dưỡng tàu và máy không đúng quy trình vẫn ra khơi đã không được các cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Đây là lý do khiến 9 tháng đầu năm 2012 đã xảy ra 557 vụ tai nạn tàu cá trên biển (tăng 448 vụ so với cùng kỳ 2011). Trong đó 37 vụ va đâm, 9 vụ mắc cạn; 318 vụ hỏng máy; 3 vụ cháy nổ; 143 vụ chìm tàu do tác động của sóng, gió và 47 vụ tai nạn khác. Hậu quả đã làm 37 ngư dân bị chết (tăng 27 người), làm mất tích 124 ngư dân (tăng 85 người); làm bị thương 425 người (tăng 409 người).

Để khắc phục tình trạng nói trên, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Vũ Văn Tám thì Cục KT&BVNLTS phải lưu ý các tỉnh phía bắc khi triển khai vụ cá bắc 2013 cần đẩy mạnh việc khuyến khích ngư dân khai thác theo tổ đội để làm tốt dịch vụ chuyển sản phẩm vào bờ nhằm tiết kiệm chi phí, tăng thời gian bám biển trong những chuyến ra khơi, tổng kết, nhân rộng mô hình tổ ngư dân đoàn kết SX trên biển để phát triển thêm các tổ đoàn kết, xây dựng chuỗi liên kết từ khai thác, thu mua và cung cấp dịch vụ hậu cần trên biển. Quan tâm chỉ đạo các địa phương chuyển đổi nghề từ giã kéo sang câu, rê, chụp mực...

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.