| Hotline: 0983.970.780

Vụ chủ Tafischo bỏ ra nước ngoài: Sẽ bảo vệ quyền lợi nông dân

Thứ Tư 27/06/2018 , 08:44 (GMT+7)

Sáng 26/6, tại Sở Công thương tỉnh An Giang, Tổ xử lý 441 (tổ xử lý khoản cho vay thí điểm đối với dự án chuổi liên kết dọc cá tra Tafischo) và đại diện Cty TNHHSX-TM-DV Thuận An (Cty Thuận An - Tafishco) đã tổ chức đối thoại với các nông dân mà công ty nợ tiền mua cá.

16-13-26_img_08661
Tại buổi đối thoại, các nông dân đề nghị phải tách riêng phần tài sản chưa thế chấp để thanh toán bớt tiền nợ mua cá cho nông dân

Sau khi đối thoại, cả doanh nghiệp và nông dân mong muốn ngành chức năng tham mưu cho cấp trên để xóa bỏ nhóm nợ xấu và trích bớt các nguồn thu từ tiền bán cá của nông dân cho Cty Thuận An, giúp nông dân ổn định, tái sản xuất, vượt qua khó khăn hiện nay.

Nông dân Nguyễn Văn Nghiệp (ngụ phường Bình Đức, TP Long Xuyên) nói trong nước mắt: “Ngân hàng và nông dân đều là chủ nợ của Cty Thuận An nhưng tại sao ngân hàng được khai thác tài sản của công ty để thu hồi nợ, còn nông dân bán cá gần 2 năm nay không nhận được đồng nào? Giờ đây, ngân hàng còn muốn lấy luôn phần tài sản chưa thế chấp, vậy nông dân chúng tôi lấy gì để trừ nợ”.

Là nông dân tham gia vào chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco ngay từ đầu, ông Nguyễn Văn Tấn (xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú) cũng tỏ ra thất vọng. “Trong chuỗi liên kết, tiền vay mua thức ăn, tiền bán cá nông dân không được nhận, đều chuyển qua Agribank An Giang. Lẽ ra, khi lãnh đạo công ty bỏ trốn, ngân hàng phải tập trung nợ của nông dân vào Cty Thuận An bởi toàn bộ số cá đều đã giao cho công ty. Đằng này, ngân hàng vẫn siết nợ nông dân, muốn lấy hết tài sản của Thuận An khai thác nhưng không chia sẻ cho nông dân”, ông Tấn bức xúc.

Nông dân Nguyễn Danh Cởn (ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên) nói: “Hiện nay, những nông dân tham gia chuỗi liên kết còn bị xếp vào nợ xấu nhóm 5. Có tên trong “danh sách đen” này, nông dân muốn mua hàng trả góp còn không mua được thì làm sao vay vốn làm ăn đây”.

Tại buổi đối thoại, các nông dân đề nghị phải tách riêng phần tài sản chưa thế chấp để thanh toán bớt tiền nợ mua cá cho nông dân chứ không thể giao hết cho ngân hàng. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh có văn bản đề nghị Chính phủ đồng ý chuyển nợ của nông dân tham gia chuỗi liên kết sang Cty Thuận An, giải chấp tài sản cho nông dân và đưa ra khỏi danh sách nợ xấu nhóm 5 để nông dân tái đầu tư sản xuất.

GĐ Sở Công thương Võ Nguyên Nam (Tổ trưởng Tổ xử lý 441) đại diện trả lời: “Quan điểm thống nhất của tỉnh là Agribank An Giang có trách nhiệm thu nợ từ Cty Thuận An theo bản xác nhận nợ của công ty (cả khoản nợ Thuận An vay và nông dân vay phục vụ chuỗi liên kết), nông dân được giải chấp tài sản để tái đầu tư sản xuất".

Dù hướng xử lý của Tổ 441 đưa ra là rất khả thi, nhận được sự đồng thuận của các nông dân trong cuộc họp. Nhưng đến nay, NHNN Việt Nam vẫn chưa trình lên Thủ tướng Chính phủ. “Chúng tôi nghe thông tin NHNN Việt Nam đề xuất phương án khoanh nợ cho nông dân, tức là vẫn muốn đẩy khoản nợ cho những người đã thực hiện đúng chuỗi liên kết. Chúng tôi vừa gởi đơn cầu cứu lần thứ 9 cho Thủ tướng, mong mỏi vụ việc sớm được giải quyết theo phương án đề nghị của UBND tỉnh”, ông Danh Cởn lo lắng.

 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất