| Hotline: 0983.970.780

Vụ chùa Bồ Đề: Không tìm thấy sự tồn tại của em bé đã được CAQ Long Biên xác minh "trả về"

Thứ Bảy 16/08/2014 , 10:01 (GMT+7)

Thông tin về vụ mua bán trẻ em xảy ra tại chùa Bồ Đề vẫn đang tiếp tục khiến dư luận phải “chóng mặt”. / Ai đang hưởng 20 triệu tiền bán bé Cù Nguyên Công?

Chiều 12/8, người đại diện chính quyền thành phố khẳng định: “Công an đã tìm thấy 11 cháu bé nghi là biến mất bí ẩn khỏi chùa Bồ Đề”. Sáng 14/8, lãnh đạo Công an Q.Long Biên lại sửng sốt thừa nhận mình đã chủ quan, quá tin vào cấp dưới báo cáo, “chúng tôi tưởng là cán bộ đã đi xác minh cụ thể, hóa ra không phải…”.

Ngày 14/8, trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, đại diện nhóm thiện nguyện làm đơn yêu cầu điều tra về sự “mất tích” của các cháu đã chỉ ra những điều bất thường trong kết luận được các cơ quan chức năng công bố tại buổi họp báo chiều 12/8.

Chị Ngọc cho biết: “Chúng tôi là người đứng đơn đề nghị điều tra, nhưng chưa được ai gọi, hỏi, ghi lời khai của chúng tôi để làm rõ những vấn đề mà chúng tôi nghi vấn. Một cán bộ Đội chống tội phạm buôn người đã từng gửi cho tôi bản danh sách thông qua điện thoại, khác hẳn với danh sách mà chúng tôi đề nghị điều tra. Mặc dù trong đơn, chúng tôi ghi rõ tên, tuổi, kèm hình ảnh của các cháu, nhưng không rõ vì mục đích gì mà tôi được gửi danh sách không liên quan như vậy?”.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 12/8, trên một số tờ báo xuất hiện một bản danh sách được cho là đã điều tra, do Công an Q.Long Biên phát ra, khiến nhóm thiện nguyện hết sức bất ngờ.

Đơn của nhóm thiện nguyện có đề nghị ghi rõ tên, hình ảnh của bé Tùng Anh (gọi là Khoai, vào chùa Bồ Đề năm 2007) cùng một số bé khác.

Nhưng, Công an Q.Long Biên đưa vào danh sách có tên bé Cù Duy Anh và Cù Huy Anh, không phải là những trường hợp mà nhóm thiện nguyện cho rằng đã bị biến mất. Bên cạnh đó, có ba cháu bé có tên trong đơn vẫn chưa được xác minh là Kiều Minh Anh, Cù Việt Anh và Kiều Mai Anh.


Phòng nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề trước thời điểm vụ mua bán trẻ em "lộ sáng".

PV đã đi xác minh cụ thể về nhân thân bé Tùng Anh, SN 2007 (tên khai sinh là Lâm Thuận Thiên) con chị Phan Thị Thuận, SN 1984, hộ khẩu thường trú tại xóm 8, xã Xuân Châu, H.Xuân Trường, Nam Định.

Theo báo cáo của Công an Q.Long Biên, cháu Tùng Anh được mẹ đón về từ năm 2007, hiện đang sinh sống cùng mẹ tại địa chỉ trên. Nhưng, khi chúng tôi về xóm 8, xã Xuân Châu, những người lớn tuổi sống vài chục năm tại xóm khẳng định trong xóm không có ai tên Phan Thị Thuận và cả xã không có ai họ Lâm.

Tại trụ sở UBND xã Xuân Châu, ông Phạm Văn Vinh - Phó chủ tịch kiêm Trưởng công an xã sau khi cùng các công an viên xem tất cả các sổ sách về hộ khẩu của xã khẳng định xóm 8 không có ai tên là Phan Thị Thuận, SN 1984.

Chúng tôi đề nghị ông Vinh tìm xem xã có người nào có tên họ gần giống thì có trường hợp Phạm Thị Thuận, SN 1984.

Bố đẻ chị Thuận là ông Phạm Văn Tháng cho biết, gần chục năm trước, bốn người trong gia đình ông có đến chùa Bồ Đề xin ở lại để chữa bệnh. Được khoảng ba năm, cả nhà lại đưa nhau về quê. Chị Thuận yêu một người và có thai.

Theo chị Phạm Thị Hòa, em gái chị Thuận, khi biết tin chị Thuận có thai, người đàn ông bỏ đi biệt tích. Những người trong gia đình chị Thuận đều cho biết, chị Thuận đã đem cho đứa con ở một tỉnh miền Nam nhưng không rõ tỉnh nào.

Chị Thuận có lần đến chùa Bồ Đề chơi nhưng về ngay và lúc đó chưa mang thai. Năm 2007, chị Thuận không mang con về nhà và cho đến nay chưa bao giờ con trai của chị Thuận ở cùng mẹ tại xã Xuân Châu. Đầu năm 2014, chị Thuận đã cùng người bác sang Trung Quốc làm ăn, từ lúc đó chưa về nhà.


Phóng viên làm việc với gia đình ông Tháng.

Chúng tôi trở lại trụ sở UBND xã, ông Phạm Văn Vinh khẳng định gần đây không có một đơn vị công an nào đến xác minh về trường hợp Phạm Thị Thuận và chính quyền cũng không thấy chị Thuận nuôi con ở quê. Trong trường hợp bản danh sách ghi chính xác tên tuổi thì xã Xuân Châu không có ai là Phan Thị Thuận. Nếu danh sách ghi nhầm (Phạm Thị Thuận lại viết thành Phan Thị Thuận) thì chị Phạm Thị Thuận cũng không nuôi con ở quê.

Một trường hợp khác mà nhóm thiện nguyện đặt dấu hỏi là trường hợp bé Huy Anh. Trả lời phỏng vấn báo chí, sư Đàm Lan khẳng định trong chùa không có ai là Huy Anh, nhưng khi nhóm thiện nguyện có đơn, trong danh sách mới được xác minh của Công an quận lại ghi rõ cháu Huy Anh đang sống tại chùa cùng mẹ là Nguyễn Thị Lan, 25 tuổi quê ở Nghệ An.

Theo chị Ngọc, cách trả lời tiền hậu bất nhất của sư Đàm Lan khiến nhóm của chị không thể không nghi ngờ tính chân thực của danh sách các cháu đang ở trong chùa.

Ngay tại buổi làm việc sáng 14/8, thượng tá Nguyễn Viết Chức đề nghị PV cung cấp bản danh sách thật của 11 trường hợp, cùng đơn đề nghị điều tra của nhóm thiện nguyện, ông hứa sẽ kiểm tra lại quy trình làm việc của cán bộ dưới quyền.

Ngày 14/8, thượng tá Nguyễn Viết Chức - Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Long Biên lúc đầu còn khẳng định chắc chắn: “cán bộ dưới quyền của tôi đã điều tra kỹ càng, đến từng nhà, rà từng người…”.

Nhưng khi PV đưa ra chứng cứ về việc không có cháu Tùng Anh hiện đang được sống với mẹ ở quê, thì thượng tá Chức thừa nhận mình đã quá tin vào cấp dưới báo cáo, “chúng tôi tưởng là cán bộ đã đi xác minh cụ thể, hóa ra không phải…”.

 

Theo phunuonline.com.vn

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm