| Hotline: 0983.970.780

Vụ Công ty Posco VST kiện Công ty Thành Nam: Cẩn trọng với các bút toán!

Thứ Tư 16/09/2020 , 16:17 (GMT+7)

Nguyên tắc để xử lý tranh chấp là phải dựa trên các điều khoản trên Hợp đồng kí kết. Giao dịch thực tế phải chứng minh bằng biên bản giao nhận hàng hóa.

Từ năm 2006 đến 2013, Công ty Thành Nam và Công ty Posco VST có quan hệ mua bán hàng hóa là thép không gỉ với số lượng rất lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Từ năm 2006 đến 2013, Công ty Thành Nam và Công ty Posco VST có quan hệ mua bán hàng hóa là thép không gỉ với số lượng rất lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Vì đâu có khoản nợ hơn 58 tỷ đồng?

Công ty CP Tập đoàn Thành Nam (Công ty Thành Nam) cho biết, từ năm 2006 đến 2013, giữa công ty này và Công ty TNHH Posco VST (Công ty Posco VST) có quan hệ mua bán hàng hóa là thép không gỉ với số lượng rất lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Giao dịch mua bán hàng hóa dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa do hai bên ký kết.

Quá trình mua bán hàng hóa, các bên không có tranh chấp về chất lượng hàng hóa, giá cả, thời hạn thanh toán… Trình tự thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa giữa hai công ty được thực hiện khá chặt chẽ.

Cụ thể, hai bên sau khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, Công ty Thành Nam phải đặt cọc 10% giá trị hợp đồng. Căn cứ vào đó, Công ty Posco VST sản xuất hàng hóa và gửi danh sách trọng lượng cho khách hàng Thành Nam; Công ty Thành Nam gửi kế hoạch lấy hàng cho Công ty Posco VST; Nhận được thông báo của đối tác về kế hoạch lấy hàng, Công ty Posco VST tiến hành xuất hóa đơn VAT; Đến lúc này, Công ty Thành Nam thanh toán hoặc bảo lãnh thanh toán; cuối cùng Công ty Posco VST mới giao hàng.

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013, do áp lực về doanh số bán hàng nên Công ty Posco VST đã xuất nhiều hóa đơn VAT với tổng giá trị lớn cho Công ty Thành Nam. Thế nhưng, Công ty Posco VST lại cho rằng, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2013, do gặp khó khăn về tài chính và hoạt động kinh doanh, nhiều lần hàng hóa đã sản xuất cho Công ty Thành Nam nhưng công ty này chưa thể nhận trong thời hạn có hiệu lực của thư bảo lãnh hoặc không thể cung cấp thư bảo lãnh.

Do vậy, Công ty Thành Nam đã đề nghị Công ty Posco VST tiếp tục giao hàng và sẽ thanh toán khi nhận hàng. Quá trình mua bán, Công ty Posco VST cho rằng đã giao hàng đầy đủ nhưng Công ty Thành Nam chưa thanh toán hết tiền nên khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Công ty Thành Nam thanh toán số tiền nợ là hơn 58 tỷ đồng và hơn 42,3 tỷ đồng tiền lãi chậm thanh toán.

Do Công ty Posco VST có đơn khởi kiện, TAND TP Hà Nội đã thụ lý vụ án về tranh chấp hợp đồng giữa công ty này và Công ty Thành Nam. Ngày 8 và 10/10/2018, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty Posco VST và Công ty Thành Nam ra xét xử.

Quá trình xét xử, Công Posco VST đã nộp nhiều hồ sơ, tài liệu để chứng minh Công ty Thành Nam nợ số tiền hơn 58 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty Posco cung cấp một số biên bản đối chiếu công nợ, trong đó có biên bản đối chiếu công nợ ngày 27/11/2013 giữa công ty này và Công ty Thành Nam và biên bản này được HĐXX TAND TP Hà Nội xem là bản đối chiếu công nợ có giá trị pháp lý, là căn cứ để khẳng định khoản nợ hơn 58 tỷ đồng là có thật.

Theo Công ty Thành Nam, việc Công ty Posco VST, xuất hóa đơn dồn dập trong ngày với số tiền lên tới vài chục tỉ đồng cho thấy thực tế hoạt động kinh doanh bất thường.

Theo Công ty Thành Nam, việc Công ty Posco VST, xuất hóa đơn dồn dập trong ngày với số tiền lên tới vài chục tỉ đồng cho thấy thực tế hoạt động kinh doanh bất thường.

Xuất hóa đơn để chạy doanh số?

Theo Công ty Thành Nam, số tiền hơn 58 tỷ nợ mà Công ty Posco VST tính toán hoàn toàn dựa trên Hóa đơn bán hàng không phải là công nợ thực tế. Cụ thể, tại Biên bản làm việc ngày 27/11/2013 ghi nhận 58.064.925.644 đồng = 166.506.456.436 đồng (nợ phải trả theo hóa đơn bán hàng) – 108.439.884.706 đồng (Hàng Thành Nam còn gửi lại kho Posco VST). Như vậy, con số mà Thành Nam xác nhận với Posco VST thực chất là công nợ trên hóa đơn và hai bên đối chiếu phục vụ cho mục đích kế toán. Không phải là biên bản chốt công nợ thực tế.

Bên cạnh đó, do là đối tác thân thiết lâu năm từ 2009, có những thời điểm để ghi nhận doanh số như đã nói ở trên, Công ty Posco VST xuất hàng loạt các hóa đơn vào cuối tháng. Đơn cử, ngày 30/11/2012 Công ty Posco VST xuất 53 Hóa đơn GTGT cho Công ty Thành Nam tương đương số tiền là 33.330.659.405 đồng; Ngày 30/3/2013, Công ty Posco VST xuất 32 Hóa đơn GTGT cho Công ty Thành Nam tương đương với số tiền là 9.850.655.112 đồng; Đỉnh điểm ngày 29/4/2013, Công ty Posco VST xuất đến 64 Hóa đơn GTGT cho Công ty Thành Nam tương đương với số tiền là 26.316.132.074 đồng.

Công ty Thành Nam thừa nhận có biên bản đối chiếu công nợ do bà Đỗ Thị Thanh Hương – thời điểm ký biên bản là Kế toán trưởng của Công ty Thành Nam ký. Tuy nhiên, chỉ là để hỗ trợ cho Posco VST xuất hóa đơn “chạy” doanh số. Chính vì vậy, trong biên bản đối chiếu có ghi rõ: Sau khi đối chiếu, hai bên xác nhận số liệu trên là đúng. Nếu sau này hai bên phát hiện sai sót và cả hai bên xác nhận là đúng thì tiến hành điều chỉnh theo số liệu đúng. Việc Kế toán trưởng ký vào biên bản xác nhận công nợ này là thực hiện nghiệp vụ kế toán giữa hai doanh nghiệp với vị trí Kế toán trưởng công ty để làm hồ sơ trình lên Ban giám đốc xem xét”.   

Cũng theo Công ty Thành Nam, việc Công ty Posco VST, xuất hóa đơn dồn dập trong ngày với số tiền lên tới vài chục tỉ đồng cho thấy thực tế hoạt động kinh doanh bất thường. Công ty Thành Nam đề nghị Tòa làm rõ có hay không việc Posco VST từng yêu cầu Công ty Thành Nam chấp nhận cho Posco VST xuất hóa đơn “chạy” doanh số.

Cần giải quyết tranh chấp theo Hợp đồng đã kí và giao nhận thực tế

Mặc dù, biên bản đối chiếu công nợ nói trên đã được ghi rất rõ chưa phải số liệu cuối cùng và Kế toán trưởng Công ty Thành Nam xác định đây chỉ là bút toán hỗ trợ đối tác nhưng Hội đồng xét xử vẫn coi đó là biên bản xác nhận nợ cuối cùng của Công ty Thành Nam với Công ty Posco VST, coi như một căn cứ, cùng với báo cáo kiểm toán để buộc Công ty Thành Nam phải trả số nợ 58 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử cũng lập luận rằng quá trình giao dịch giữa hai công ty, Công ty Thành Nam đã nhiều lần trả hàng và hai bên đều tiến hành thủ tục hủy hóa đơn nên không có chuyện Công ty Thành Nam chấp nhận cho Công ty Posco xuất hóa đơn mà không giao hàng.

Tuy nhiên, trong mọi vụ kiện tranh chấp giao dịch thương mại thì cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên liên quan phải dựa vào Hợp đồng. Trong vụ việc này Công ty Posco VST không đưa ra được nội dung kiện theo Hợp đồng nào, hóa đơn được xuất theo Hợp đồng nào?

Công ty Thành Nam cũng đã yêu cầu Công ty Posco VST cung cấp Biên bản giao nhận từng lô hàng để chứng minh công nợ hơn 58 tỷ theo yêu cầu khởi kiện của Công ty Posco VST.

Công ty Thành Nam cũng đã yêu cầu Công ty Posco VST cung cấp Biên bản giao nhận từng lô hàng để chứng minh công nợ hơn 58 tỷ theo yêu cầu khởi kiện của Công ty Posco VST.

Công ty Thành Nam cũng đã yêu cầu Công ty Posco VST cung cấp Biên bản giao nhận từng lô hàng để chứng minh công nợ hơn 58 tỷ theo yêu cầu khởi kiện của Công ty Posco VST.  Bởi lẽ, thép không phải là mặt hàng nhỏ, phải giao nhận qua vận chuyển/trực tiếp và chắc chắn phải có Biên bản giao nhận hàng.

Việc Công ty Posco VST không cung cấp được cho Tòa án khi khởi kiện đặt dấu chấm hỏi cho việc thực chất có giao hàng hay không? Xuất kho và giao hàng cho Công ty Thành Nam hay lại giao hàng cho đơn vị khác nhưng công nợ trên hóa đơn lại ghi nhận cho Công ty Thành Nam?

Xem thêm
Đã bắt lại hơn 100 người trốn khỏi cơ sở cai nghiện ở Sóc Trăng

Sóc Trăng Hơn 100/191 học viên trốn khỏi cơ sở cai nghiện ma túy ở Sóc Trăng đã bị bắt giữ. Ngành chức năng khẩn trương vận động học viên còn lại quay lại cơ sở.

Nâng giá thực phẩm hỗ trợ công nhân, cựu Chủ tịch LĐLĐ Hải Dương lĩnh án

Nâng giá, chiếm đoạt tiền từ mua bánh chưng, giò hỗ trợ công nhân, Mai Xuân Anh (cựu Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương) bị tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù.

Bình luận mới nhất