| Hotline: 0983.970.780

Vụ đại gia chuỗi cá tra biến mất: Lỗ hổng về bảo biểm

Thứ Ba 21/02/2017 , 13:15 (GMT+7)

Quá trình xử lý nợ trong chuỗi cá tra ở Tafishco (Cty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An) rõ ra vấn đề: nếu có bảo hiểm thì không khó giải quyết như bây giờ.

Mà thí điểm một chuỗi liên kết được kỳ vọng đưa ngành cá tra đi lên hiện đại, thiếu bảo hiểm là điều đáng tiếc.

17-24-31_2002177
Kiến nghị bảo hiểm cho các hộ nuôi cá tra theo chuỗi của Tafishco tháng 3/2016
 

Quy định của chuỗi liên kết cá tra Tafishco, tiền mua thức ăn nuôi cá được Agribank An Giang trả cho doanh nghiệp chế biến thức ăn và ghi nợ với các hộ nuôi cá nhận thức ăn. Sau đó, cá bán cho Tafishco chế biến xuất khẩu, lấy tiền về trả nợ Agribank An Giang.

Sau khi vợ chồng bà chủ Tafishco Nguyễn Thị Huệ Trinh và Nguyễn Thái Sơn biến mất, rà soát đến nay xác định được Tafishco nhận cá của 10 hộ trong chuỗi hơn 82 tỷ đồng, và chưa trả tiền thức ăn cho Agribank An Giang hơn 78 tỷ. Số nợ hơn 78 tỷ này, Agribank An Giang yêu cầu 10 hộ nuôi cá trả; còn các hộ lại yêu cầu Agribank An Giang thu ở Tafishco như đã thực hiện trong hơn hai năm triển khai chuỗi.

Một chuyên gia tài chính cho rằng, nếu chuỗi liên kết cá tra Tafishco có bảo hiểm, chắc chắn việc xử lý nợ giữa 3 bên không phức tạp như bây giờ, hạn chế đổ vỡ dây chuyền. Trong báo cáo của Tafishco hồi tháng 3/2016, đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho kéo dài thực hiện thí điểm chuỗi thêm 2 năm, đã kiến nghị vấn đề bảo hiểm.

Kiến nghị do TGĐ Tafishco Nguyễn Thị Huệ Trinh ký, nguyên văn: “Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm phương án bảo hiểm về giá cá tra thương phẩm cho các hộ nông dân liên kết, nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho các hộ nông dân tái sản xuất sau mỗi vụ thu hoạch. Nguồn phí mua bảo hiểm do Tafishco và các hộ nông dân liên kết tự chi trả 100%”. Kiến nghị kéo dài thời gian thí điểm, từ giữa năm 2016 đến giữa 2018, được chấp thuận nhưng đáng tiếc, không nhắc đến việc bảo hiểm.

Ông Nguyễn Văn Tấn nuôi cá tra trong chuỗi liên kết ở xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú, An Giang) bị Tafishco nợ hơn 11,9 tỷ đồng và bị ghi nợ Agribank An Giang hơn 12,8 tỷ đồng, cho biết các hộ cũng muốn mua bảo hiểm nhưng không được.

Ông Tân kể, đầu năm 2016, các hộ nuôi cá và Tafishco bàn bạc, thống nhất đề nghị mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không có công ty bảo hiểm nào đứng ra bán. “Chúng tôi có kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Agribank An Giang thì không được trả lời”, ông Tấn nói.

Tại hội nghị bàn giải pháp phát triển bền vững cá tra do Bộ NN-PTNT tổ chức ở An Giang ngày 14/12/2016, báo cáo của Sở NN-PTNT An Giang cũng không đề cập đến bảo hiểm. Báo cáo của Sở NN-PTNT nêu 12 giải pháp “phát triển ngành hàng” cùng 6 đề xuất và kiến nghị với cấp trên, nhưng không có dòng nào nhắc đến bảo hiểm sản xuất kinh doanh cá tra.

Lúc này, đã hơn một tháng vợ chồng bà chủ Tafishco biến mất khỏi địa phương (từ đầu tháng 11/2016), các hộ nuôi cá đang rất lo lắng về nợ nhưng báo cáo vẫn nêu Tafishco là điển hình “thực hiện chuỗi sản xuất và tiêu thụ cá tra”. Nên giải pháp phát triển bền vững ngành hàng cá tra của tỉnh được nhấn mạnh: “Hoàn thiện mô hình chuỗi liên kết dọc của Tafishco, trong đó vài trò của nhà nước là hỗ trợ, kết nối, trợ giúp doanh nghiệp trong việc liên kết, hợp tác phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị”.

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.