| Hotline: 0983.970.780

Vụ góp vốn 800 tỷ đồng vào OceanBank: Triệu tập Hà Văn Thắm làm chứng

Chủ Nhật 18/03/2018 , 10:20 (GMT+7)

Chuẩn bị cho phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) diễn ra ngày 19/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành triệu tập Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) đến phiên tòa với tư cách là người làm chứng.

Xét xử bị cáo Hà Văn Thắm cùng đồng phạm trong đại án thất thoát hơn 2.000 tỷ đồng tại OceanBank. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)


Hà Văn Thắm hiện đang bị tạm giam, là bị cáo tại vụ án Hà Văn Thắm và đồng phạm trong sai phạm xảy ra tại OceanBank.

Ngoài Hà Văn Thắm, Tòa còn triệu tập Nguyễn Ngọc Sự (sinh năm 1957, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN, hiện đang bị tạm giam và là bị can trong vụ án khác) và Phùng Đình Thực (sinh năm 1954, nguyên Tổng Giám đốc PVN, đang là bị cáo trong vụ án khác) tới phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Đã có 23 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và nguyên đơn dân sự (PVN), người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (OceanBank). Trong đó, riêng bị cáo Đinh La Thăng (sinh năm 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên PVN) có năm luật sư bào chữa.

Tòa cũng đã triệu tập tổng số năm cá nhân và hai tổ chức đến phiên tòa với tư cách là người làm chứng; bảy cá nhân và một tổ chức (OceanBank) là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; một giám định viên; một nguyên đơn dân sự (PVN).

Hội đồng xét xử vụ án này có năm người, gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân, do thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa.

Hai kiểm sát viên Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân (Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) giữ quyền công tố tại phiên tòa. Ngoài ra, Tòa án và Viện Kiểm sát còn bố trí thêm một thẩm phán, hai hội thẩm nhân dân, một kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.

Bảy bị cáo ra hầu tòa trong vụ án gồm Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn (sinh năm 1962, nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN), Ninh Văn Quỳnh (sinh năm 1958, nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN) và bốn bị cáo nguyên là thành viên Hội đồng thành viên PVN gồm Vũ Khánh Trường (sinh năm 1954), Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1955), Nguyễn Thanh Liêm (sinh năm 1955), Phan Đình Đức (sinh năm 1960) cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Riêng bị cáo Ninh Văn Quỳnh bị truy tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 1999.

Theo cáo trạng, sau khi PVN không được thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần Hồng Việt, bị cáo Đinh La Thăng khi đó với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị PVN đã chỉ đạo bị cáo Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Ngọc Sự (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) làm việc với một số tổ chức tín dụng để thỏa thuận việc góp vốn, trong đó có OceanBank.

Tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị OceanBank) trao đổi, bàn bạc và thống nhất về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của OceanBank. Thực hiện thỏa thuận này, từ ngày 1/10/2008 đến ngày 16/5/2011, PVN đã ba lần góp vốn với tổng số 800 tỷ đồng vào OceanBank, duy trì tỷ lệ nắm giữ 20% vốn tại OceanBank.

Trong qúa trình góp vốn, ngày 1/1/2011 Luật các tổ chức tín dụng chính thức có hiệu lực đã quy định: “Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.” Với vai trò Chủ tịch Hội đồng thành viên, bị cáo Đinh La Thăng không thực hiện việc thoái vốn của PVN tại OceanBank để đảm bảo tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không vượt quá 15%, mà tiếp tục ký quyết định giao cho người khác là người đại diện 20% vốn của PVN tại OceanBank trái quy định. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Sơn, Ninh Văn Quỳnh tiếp tục thực hiện việc góp vốn trái pháp luật 100 tỷ đồng (đợt 3) vào OceanBank.

Tuy nhiên, toàn bộ số tiền 800 tỷ đồng này của PVN đến nay đã bị mất hoàn toàn khi OceanBank kinh doanh thua lỗ, mất vốn chủ sở hữu và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng.

Phiên tòa xét xử vụ án góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) dự kiến sẽ diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 19-29/3, xét xử cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

(VIETNAM+)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm