| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí bí mật chống Trung Quốc trên biển Đông: Cách nào ngăn Trung Quốc?

Thứ Ba 26/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Tạp chí National Interest (Mỹ) vừa có bài phân tích cho rằng, môi trường chính là "từ khóa" để các nước khác có biện pháp ngăn chặn hành vi ngang ngược và nguy hiểm của Trung Quốc./ Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp Trung Quốc ngăn cản

Trung Quốc đang tỏ ra hung hăng trên biển Đông trong khi Mỹ và nhiều quốc gia liên quan có những lý do riêng để chưa tỏ ra quyết đoán trong việc ngăn cản những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh. Nắm được điều này, Trung Quốc càng tự tin hơn trong các hoạt động xây đảo, lấn biển. Có cách nào để ngăn chặn điều này?

Tạp chí National Interest (Mỹ) vừa có bài phân tích cho rằng, môi trường chính là "từ khóa" để các nước khác có biện pháp ngăn chặn hành vi ngang ngược và nguy hiểm của Trung Quốc.

Bất đối xứng

Liên tiếp có những thông tin về phạm vi và tốc độ lấn biển, biến đá ngầm thành đảo của Trung Quốc tại biển Đông và báo chí thế giới đã tốn nhiều giấy mực để chỉ trích hành vi của Trung Quốc cũng như kêu gọi các hành động ứng phó mang tính chiến lược.

Nhưng những nước quan ngại gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra những giải pháp ngoại giao khả thi và hiệu quả. Chưa quốc gia nào nghiêm túc đề cập các biện pháp quân sự và lẽ dễ hiểu là Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ các chỉ trích nói rằng họ đang bắt nạt các nước láng giềng.

Các nỗ lực ngoại giao kéo dài trong khối ASEAN về việc thương thảo một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông đã bị xói mòn bởi các nước ASEAN liên tiếp không đạt đồng thuận với việc tuân thủ Tuyên bố ứng xử về biển Đông mà khối thông qua năm 2002.

Hậu quả thấy rõ nhất là Chính phủ Trung Quốc đã cấp tập cải tạo, củng cố những khối đá ngầm và đảo san hô thành những hòn đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Họ cho xây dựng đường băng và các công trình khác trên những thực thể nhỏ, vốn không thể gọi là đảo. Trong khi đó, ngoài những ý nghĩa về địa chính trị, các chuyên gia tin rằng việc nạo vét các dải đá ngầm, đáy biển để tôn tạo khu đảo nhân tạo của Trung Quốc đang tàn phá hệ sinh thái biển của khu vực, có thể dẫn đến các hiểm họa môi trường tàn khốc.

Sự gai góc của vấn đề chính là lợi ích cũng như vị trí chiến lược của các bên liên quan đến biển Đông đang ở thế bất đối xứng.

Đối với Trung Quốc, đào xới đáy biển để xây đảo nhân tạo có thể là một phần của một chiến lược rộng lớn hơn (cho dù mơ hồ về tính pháp lý) để củng cố chủ quyền họ tự phong với các nước láng giềng, một nỗ lực mà Bộ Quốc phòng Mỹ gọi là “thay đổi hiện trạng trên mặt nước”.

Khu vực này được cho là có trữ lượng dầu mỏ và khí gas khổng lồ, nguồn cá dồi dào và lợi ích chiến lược của Trung Quốc đối với những nguồn lợi này được củng cố và đảm bảo bằng việc mở rộng, triển khai năng lực của hải quân.

Đối với Mỹ, nước tuyên bố không đứng về phía nào trong các bên tuyên bố chủ quyền, lợi ích của họ ít cụ thể hơn và gián tiếp hơn: Tự do hàng hải và thương mại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và khả năng hủy hoại niềm tin (của cộng đồng thế giới) về khả năng bảo vệ đồng minh trước các hành động gây hấn. Một chiều kích khác của sự bất đối xứng là sự khác biệt vệ sức mạnh giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ bé hơn cả về kinh tế lẫn quân sự.

Cuộc chiến pháp lý

Các nỗ lực cân bằng sân chơi mang tính chiến lược trên biển Đông thực ra đã được tiến hành. Năm 2013, Philippines khởi kiện Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), tìm kiếm một phán quyết từ tòa trọng tài về sự chiếm giữ của Trung Quốc, đồng thời thách thức tuyên bố về “đường chín đoạn” mơ hồ trên biển Đông mà Trung Quốc đưa ra. Gần đây Việt Nam cũng ra tuyên bố ủng hộ quan điểm của Philippines.


Ngư dân Philippines đánh cá ngừ đại dương. Biển Đông là nguồn cá quan trọng của khu vực và thế giới (ảnh: philippinesfishingblogspot.com)

Tuy tòa trọng tài của Liên hợp quốc chưa đưa ra quyết định khi nào tiến hành vụ xử, chiến lược sử dụng luật quốc tế để củng cố những lập luận và tuyên bố của mình thay vì thương thảo tay đôi với Trung Quốc có thể là gợi ý hay trong việc tìm kiếm biện pháp chống lại hay xử lý chuyện Trung Quốc cải tạo, xây đảo nhân tạo. Và đây chính là lúc vấn đề môi trường, hậu quả của các hoạt động xây đảo của phía Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược của các nước nhỏ.

Giống như mọi quốc gia đã phê chuẩn UNCLOS, Trung Quốc có trách nhiệm pháp lý chung phải bảo vệ, bảo tồn môi trường biển. UNCLOS cụ thể yêu cầu các nước thành viên không được gây ra các tác động làm hủy hoại môi trường mang tính liên vùng. (Có nghĩa là ngay cả khi vùng này là biển thuộc chủ quyền nước A, nước đó cũng không thể hủy hoại môi trường để ảnh hưởng sang các vùng biển khác - PV).

UNCLOS cũng yêu cầu thành viên phải có biện pháp cần thiết để bảo vệ vào bảo tồn những hệ sinh thái quý hiếm và dễ bị tổn thương cũng như môi trường sống của những loài sinh vật đang bị đe dọa và các loại sinh vật biển khác.

Công ước về luật biển cũng yêu cầu các nước tiến hành điều tra và thông báo cho nhau về đánh giá tác động môi trường. Quan trọng đây là những trách nhiệm khá độc lập so với những câu hỏi về chủ quyền và quyền tài phán. Và một tòa án độc lập có thể được triệu tập theo yêu cầu bắt buộc để diễn giải và đảm bảo thực thi những yêu cầu nói trên của UNCLOS.

Nếu Philippines hoặc một nước ven biển khác khởi kiện Trung Quốc vì vi phạm điều khoản của UNCLOS về bảo vệ môi trường, họ có thể dựa vào bằng chứng về những hủy hoại môi trường qua hoạt động cải tạo đá, xây đảo nhân tạo tại khu vực biển có đa dạng sinh học thuộc dạng lớn nhất thế giới, nơi cung cấp 22% lượng cá, tuy nhiên 40% số loại đã biến mất, nơi có danh sách các loài đang gặp nguy hiểm đang gia tăng đều đặn khi hiện tượng a-xít hóa đang tăng lên. (Còn nữa)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm