| Hotline: 0983.970.780

Vũ khí trôi nổi thời hậu chiến ở Iraq

Thứ Hai 22/04/2019 , 09:41 (GMT+7)

Gần hai thập kỷ chìm trong chiến tranh đã biến Iraq trở thành thị trường lớn cho các loại vũ khí trôi nổi.

Súng bán khắp nơi

Tại một cửa hàng bán súng ở Mosul, Abu Nizar sau khi ngắm nghía một loạt loại súng khác nhau, đã quyết định chọn khẩu súng trường tấn công, loại mới được bày bán. Nizar, 45 tuổi, là chủ một phòng thu đổi ngoại tệ ở Mosul. “Nhiều văn phòng buôn bán ngoại tệ và các nơi khác bị tấn công rồi. Chúng tôi cần tự bảo vệ trước”-Nizar cho biết. Ngoài khẩu súng ngắn thường trực bên hông, anh còn sở hữu một khẩu Kalashnikov tại văn phòng.

Khách mua hàng tại một cửa hàng bán vũ khí ở Thủ đô Baghdad

Sau cuộc tấn công của Mỹ năm 2003 lật đổ cựu Tổng thống Saddam Hussein, Mosul trở thành cứ điểm cho những người mang tư tưởng chống Mỹ. Một phần thành phố miền bắc trong sự kiểm soát của tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Năm 2014, IS đánh chiếm Mosul và cùng với đó đã nắm một lượng lớn vũ khí đạn dược từ kho vũ khí của quân Chính phủ. Sự sụp đổ của IS từ năm 2017 không khiến cho tình hình Mosul bình yên hơn. 

“An ninh ở đây rất mong manh. Ai cũng cần phải tự vệ”-Hamed Hassan, 21 tuổi, một thành viên lực lượng an ninh Iraq nói với AFP. 

Súng trường tấn công là loại vũ khí được đặc biệt ưa dùng. AFP dẫn lời một chủ hàng cho biết, 70% khách của cửa hàng mua súng trường. Vũ khí có nhiều nguồn gốc và xuất xứ, từ Mỹ, Trung Quốc tới Nga với nguồn cung có thể từ chính quân đội Iraq “tuồn” ra. Khách cũng đa dạng, từ dân thường, thương nhân, thậm chí cả phóng viên và binh sĩ quân đội. Giá mỗi khẩu súng, tùy loại, có thể dao động từ 50 đến 5.000 USD. Đây là mức giá khá cao so với thu nhập trung bình mỗi tháng chỉ khoảng 500 USD ở Iraq. Tuy nhiên, nhu cầu an ninh đã khiến tất cả đều muốn sở hữu một khẩu súng. 

Dù bị đánh bật khỏi Mosul, vẫn có hàng trăm thành viên IS hoạt động ngầm trong thành phố. Đây là một lý do khác khiến nỗi bất an vẫn hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của người dân.
 

Nỗi lo chưa vơi

Trong 3 năm chiếm Mosul, IS đã tuyển mộ hàng nghìn tay súng trẻ em, huấn luyện rồi trao vào tay chúng những thứ vũ khí gây chết chóc. Nhưng không chỉ riêng Mosul, kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, vũ khí đã được bán trôi nổi khắp nơi. Vũ khí có thể được ăn cắp từ các căn cứ quân sự, trụ sở công an rồi bán ra ngoài thị trường chợ đen. 

Một lý do khác khiến Iraq trở thành thị trường vũ khí lớn là từ năm 2018, Chính phủ nước này thông qua quy định cho phép dân chúng sở hữu súng hợp pháp, gồm súng ngắn và các loại vũ khí bán tự động. Trước đó, dân thường chỉ được sử dụng súng săn. Đã có hơn 130 cửa hàng bán súng có giấy phép trên toàn Iraq, không lâu sau quy định trên. Theo khảo sát của tổ chức Small Arms Survey (SAS), Iraq hiện đang là quốc gia có tỉ lệ dân thường sở hữu súng cao nhất thế giới, với cứ 100 người thì 20 có súng (năm 2018). Tỉ lệ này có xu hướng tăng lên nhanh chóng. 

Nhiều người đã không bỏ thời cơ để có thể làm ăn. Hamza Maher, chủ một cửa hàng bán súng mới mở ở thành phố Karrada cho biết: “Khách hàng của tôi chủ yếu là đàn ông, nhưng số lượng phụ nữ mua súng đang tăng lên. Họ cần tự vệ, và mua súng ở cửa hàng được cấp phép sẽ an toàn hơn súng lậu”-Maher nói. 

Những người ủng hộ quy định cho dân thường sở hữu súng của Iraq cho rằng, tình hình an ninh sẽ tốt hơn. Tuy nhiên không ít người tỏ ra lo lắng về tình hình Mosul cũng như các nơi khác ở Iraq hiện nay cũng như sau này. “Tội ác có thể tăng lên khi mỗi người đều sở hữu một khẩu súng trong tay. Cần phải có các quy định nghiêm ngặt hơn. Bán vũ khí cho dân thường sẽ tác động tiêu cực tới an ninh”-Amer al-Bek, nhà phân tích chính trị ở Mosul nói với AFP.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm