| Hotline: 0983.970.780

Vũ khúc Đông dương - Lãng mạn và éo le của đờn ca tài tử

Chủ Nhật 29/09/2013 , 08:31 (GMT+7)

Vũ khúc Đông dương giới thiệu nghệ thuật đờn ca tài tử dựa trên tư liệu nhưng sẽ là câu chuyện lãng mạn và éo le.

Tôi gặp nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên khi anh về biểu diễn âm nhạc cách đây hơn một năm. Khi ấy, ý tưởng về một bộ phim về nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) mới chỉ đang manh nha và tư liệu Nguyễn Tống Triều vẫn chưa rõ nét.

Sau hơn một năm, cuốn sách “Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương” của anh đã ra đời, dự án Nhà hát Đông dương cùng nội dung bộ phim đã được phác thảo với cái tên "Vũ khúc Đông dương". Có thể thấy năm qua, toàn bộ tâm huyết cũng như quyết tâm theo đuổi đề tài nghiên cứu của anh trong năm qua.

Nhân duyên một trăm năm trong cuốn sách nghiên cứu lịch sử

Nguyễn Tống Triều, một tài tử đờn kìm và ông bầu ban nhạc ĐCTT đầu tiên được mời sang Pháp biểu diễn. Việc xuất ngoại biểu diễn ngày nay không khó nhưng các nghệ sĩ trước mỗi lần “xuất quân” hẳn vẫn sẽ vô cùng nôn nao, vinh hạnh. Huống chi việc xuất ngoại biểu diễn trăm năm trước. Chắc chắn việc ban nhạc đờn ca tài tử của ông Nguyễn Tống Triều xuất ngoại biểu diễn Pháp là một sự kiến chấn động giới nghệ thuật thời đó. Liệu ông Triều có nghĩ trăm năm sau, sự kiện lớn đến vậy của ông lại làm khó quá trình tìm hiểu của hậu thế đến vậy.

Ai là người quyết định hoặt góp phần đưa ban nhạc Nguyễn Tống Triều sang Pháp biểu diễn? tại sao bức hình buổi biểu diễn của ban nhạc ĐCTT Nguyễn Tống Triều lại có cô vũ công mặc trang phục Khmer? Ban nhạc ĐCTT đã trình diễn bản nhạc nào trong chương trình này? Tất cả được trả lời khá chi tiết trong cuốn sách “Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương” của tác giả Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp. Đây là tư liệu quý cho bộ môn nghệ thuật ĐCTT trước dịp chuẩn bị được UNESCO xét duyệt là di sản văn hóa vào tháng 12/2013.

Từ những tư liệu thu thập, nhóm tác giả quyết định tổ chức thực hiện bộ phim về ban nhạc ĐCTT Nguyễn Tống Triều. Bản nhạc được ban nhạc ĐCTT trình bày trong Hội chợ và điệu múa của Cleo De Merode là chi tiết quan trọng của câu chuyện, giúp cho bộ phim phản ảnh giai đoạn lịch sử của ĐCTT một cách sống động nhất.

Nhạc sĩ Nguyên Lê Tuyên chia sẻ: Tuy tôi là người tìm lại được bản ký âm đầu tiên “Vũ khúc Đông Dương” (Danse de Indo-chine) được ban nhạc ĐCTT Nguyễn Tống Triều biểu diễn năm 1906 do nhà nhạc học Julien Tiersot thực hiện năm 1900. Nhưng người có công lớn giúp phục dựng bản nhạc này lại là nhờ nhà nghiên cứu Bùi Trong Hiền giúp chuyển bản ký âm ra chữ Đàn.

Tư liệu thú vị trong sách, cũng như sẽ trong phim, là vũ công múa minh họa cho ban nhạc khi đó là Cleo De Merode, một nữ nghệ sĩ múa nổi tiếng về tài năng cũng như “scan-dan mù trời” của thời đó. Nghệ sĩ Trác Thúy Miêu là người tái hiện lại vũ khúc Đông dương lịch sử của Cleo De Merode năm xưa. Lạ một điều, ngày sinh của nghệ sĩ Cleo De Merode và Trác Thúy Miêu lại cách nhau đúng 1 trăm lẻ một ngày.


Nghệ sĩ múa Trác Thúy Miêu đang biểu diễn lại Vũ điệu Đông dương

NS Trách Thúy Miêu chia sẻ: Trong khi Ban nhạc ĐCTT Nam bộ đã phục dựng Vũ điệu Đông dương trung thành tuyệt đối thì biên đạo múa và tôi lại quyết định không thể hiện chính xác từ điệu múa cho đến phục trang của Cleo De Merode. Theo quan điểm cá nhân của mình, với tư cách một nghệ sĩ múa, tôi cho rằng khi một di sản văn hóa được đối xử như một tài sản văn hóa thì ta tiếp tục phát triển nó, tiếp tục tạo nên những dị bản là cách duy nhất để di sản văn hóa giữ nguyên sức sống, không bị xếp vào bảo tàng.

Lãng mạn và éo le của Vũ khúc Đông dương

Nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên chia sẻ: Sách “Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương” là tư liệu lịch sử những năm cuối thể kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của nghệ thuật hát bội, đờn ca tải tử và cải lương mà chúng tôi tìm được từ các tư liệu lưu trữ tại các thư viên của Pháp… Còn Vũ khúc Đông dương giới thiệu nghệ thuật ĐCTT dựa trên tư liệu nhưng sẽ là câu chuyện lãng mạn và éo le từ câu chuyện xuất ngoại của ban nhạc Nguyễn Tống Triều. Kịch bản phim dựa trên sự kiện lịch sử âm nhạc có thật ở Mỹ Tho - miền Nam Việt Nam những năm 1900. Phim xoay quanh cuộc đời của tài tử Nguyễn Tống Triều. Tiếng đàn của ông làm lay động trái tim rất nhiều người, từ đó ban nhạc ông lập được mời qua Pháp tham dự Hội chợ Thuộc địa năm 1906 ở Marseille.


Nhóm dự án Nhà hát Đông dương và ban nhạc ĐCTT Nam bộ

Dự án được thực hiện bởi nhóm gồm: nhà nghiên cứu Nguyễn Lê Tuyên (Đại học Quốc gia Úc), nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp (Úc), GS. Yves Defrance (Đại học Rennes, Pháp), nhà văn - biên kịch Ngô Thị Hạnh (Phương Nam Corp - VN), đạo diễn Huy Moeller (Trường Điện ảnh quốc tế Sài Gòn)

Biên kịch Ngô Thị Hạnh chia sẻ: Những nghiên cứu của nhạc sĩ Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp về Đờn ca tài tử là từ ngoài nhìn vào, những quan điểm của nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá về đời sống đờn ca tài tử cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20. Với tư cách là một nhà văn, nhà biên kịch sống ở miền Nam, yêu và tìm hiểu về đời sống nội tại của Đờn ca tài tử tại bản địa, tôi sẽ đóng góp về mặt đời sống tinh thần của người dân An Nam trong giai đoạn Pháp thuộc đó thông qua chân dung tài tử Nguyễn Tống Triều - Một tài tử đờn giỏi đờn kìm sống trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ - nơi Mỹ Tho – trung tâm giao thương giữa Sài Gòn Gia định xưa và các tỉnh miền Tây.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.