| Hotline: 0983.970.780

Vụ kiện tôm Việt Nam: Còn đối mặt thách thức

Thứ Hai 02/04/2018 , 14:05 (GMT+7)

Theo lịch tháng 7 tới DOC sẽ cử người qua FMC để thẩm tra số liệu và sẽ công bố mức thuế chính thức cuối cùng vào tháng 9 sắp tới.

Cho đến nay, dư âm từ thông báo mức thuế sơ bộ cho lần xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) vụ kiện bán phá giá tôm từ Việt Nam vào Hoa Kỳ của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vào đầu tháng 3/2018 - theo đó, Cty CP Thực phẩm Sao Ta - Fimex VN (FMC) là bị đơn bắt buộc duy nhất (đại diện cho các DN tôm Việt Nam bán tôm vào Hoa Kỳ) có mức thuế 25,39%, được giới DN xuất khẩu tôm ở vùng ĐBSCL cho rằng bất hợp lý. Dù rằng đây là phán quyết sơ bộ chỉ có tính chất tham khảo, chưa thực hiện. Tuy nhiên với phán quyết mức thuế cao như trên ít nhiều gây tâm lý lo lắng cho cả bên mua lẫn bên bán tôm hiện nay.

13-34-28_fmc_che_bien_tom_dong_lnh_xk_-_nh_xt
FMC chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu (Ảnh: XT)

Ông Hồ Quốc Lực, Tổng giám đốc FMC cho biết: Sau khi xem xét cách tính của DOC, luật sư của FMC đã tìm thấy sai sót do phía nhân viên DOC áp số liệu tôm HLSO (headless shell-on – tôm bỏ đầu nhưng phần vỏ của thân và đuôi để nguyên) thay vì tôm HOSO (head on shell-on Shrimp - tôm nguyên con còn đầu, còn vỏ) khiến chi phí nguyên liệu tăng lên. Nếu áp đúng giá HOSO mức thuế chỉ là 1,19%. Theo lịch tháng 7 tới DOC sẽ cử người qua FMC để thẩm tra số liệu và sẽ công bố mức thuế chính thức cuối cùng vào tháng 9 sắp tới.

Theo phía luật sư bảo vệ FMC, các số liệu cung cấp tới DOC lần này không có gì thay đổi so lần FMC là bị đơn bắt buộc lần trước (POR9, thuế suất bằng 0%). Hiện nay FMC đang tiến hành các giải pháp cần thiết để chứng minh không bán phá giá tôm vào Hoa Kỳ. FMC hy vọng DOC sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng hợp lý.        

Được biết từ nhiều năm trước đây FMC xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng khoảng 40% so với thị phần các nước khác. Nhưng đến năm 2017 chỉ còn 27%. Trong khi thị trường các nước EU từ 6% đã tăng lên 29%. Việc chuyển hướng thị trường có phần lý giải nhằm tránh các rủi ro nếu chỉ tập trung vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có lý do thuế chống phá giá được xem xét tái diễn hàng năm. Hơn nữa, việc áp thuế suất cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ thương mại Việt Nam đối với khách hàng mua tôm của Hoa Kỳ.

Từ đầu năm 2018 đến nay bắt đầu vào mùa vụ thả tôm ở các tỉnh ĐBSCL. Các DN chế biến xuất khẩu tôm cho rằng, chất lượng sản phẩm tôm VN đang có tiếng tốt. Vào thời điểm hiện nay tôm VN vẫn được tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu ngày càng khắt khe, nhất là yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Trong khi đa phần tôm nuôi Việt Nam còn qui mô nhỏ lẻ. Theo dự báo trong năm nay tôm nuôi ở các nước tăng hơn có thể sẽ dẫn đến giá tôm sụt giảm khi vào vụ.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm