| Hotline: 0983.970.780

Vụ lúa thu đông thắng lợi

Thứ Sáu 14/09/2012 , 10:13 (GMT+7)

Mấy ngày nay ĐBSCL mưa lớn, các vùng gieo sạ lúa TĐ đang khẩn trương thu hoạch. Đến giờ các tỉnh nằm trong vùng bị lũ đe dọa, như An Giang, Đồng Tháp công tác chuẩn bị gia cố đê bao, thủy lợi khá tốt. Có thể nói, hai địa phương này đã cầm chắc được vụ lúa TĐ thắng lợi.

Mấy ngày nay ĐBSCL mưa lớn, các vùng gieo sạ lúa TĐ đang khẩn trương thu hoạch. Đến giờ các tỉnh nằm trong vùng bị lũ đe dọa, như An Giang, Đồng Tháp công tác chuẩn bị gia cố đê bao, thủy lợi khá tốt. Có thể nói, hai địa phương này đã cầm chắc được vụ lúa TĐ thắng lợi.

Đồng Tháp ăn chắc

Chúng tôi về huyện đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp), tại cung đường tỉnh lộ 841 chạy qua các xã của huyện: Thường Phước 1 và 2, Thường Thới Tiền, Thường Lạc; hai bên đường lúa TĐ đã gặt gần hết. Hai bên vệ đường lúa được vô bao chất ngay ngắn, khiến người đi đường cũng thấy vui lây. Một số bà con phơi lúa bên đường cho biết: “Năm rồi, nước đã trắng xóa hai bên đồng; nhưng năm nay nước còn nhỏ. Chúng tôi đã làm lúa xong, cũng mong nước về để rửa ruộng, thêm phù sa; lại kiếm thêm được cá, tép”.

Đến cung đường 843 đi từ thị xã Hồng Ngự về 2 huyện Tân Hồng và Tam Nông, qua các xã An Bình (Hồng Ngự), An Phúc (Tân Hồng), Phú Hiệp, Phú Đức (Tam Nông) đã thấy nước trắng xóa hai bên đồng; nhưng mực nước nhìn vẫn còn rất thấp so với mọi năm, nhất là năm 2011. Vẫn còn thấy những hàng đăng, hàng lưới xa gần, ngang dọc trên những cánh đồng nước xa tít.

Ở Thường Phước 1, xã đầu nguồn của huyện Hồng Ngự, ông Nguyễn Văn Lịch, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: “Vì là vùng nằm ngoài đê bao, không kiểm soát được lũ; lại lo đỉnh lũ có thể bằng hoặc cao hơn năm 2011, nên bà con nông dân không được chỉ đạo SX vụ TĐ, như một số xã khác. Dù vậy, bà con ở đây không muốn để ruộng bỏ không, nên họ vẫn tự quyết (cam kết tự chịu rủi ro) SX vụ TĐ được 375 ha.


Nông dân An Giang đang gia cố đê bao để bảo vệ lúa TĐ 2012

Nhưng nhờ gieo sạ sớm, hơn nữa nước năm nay đến giờ vẫn còn khá thấp, nên họ đã thu hoạch được gần hết, đến 90%. Có thể nói, đây là vụ TĐ thành công, đáng mừng cho bà con. Năng suất được 5,5-6 tấn/ha. Giá bán khoảng 106 ngàn đ/giạ. Tính ra trên 5.000 đ/kg lúa. Đa phần họ bán lúa tươi tại ruộng”.

Ở Đồng Tháp, công tác chuẩn bị tránh lũ để SX vụ TĐ năm nay được thực hiện tốt. Ông Nguyễn Phước Tuyên, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học & thông tin (Sở NN-PTNT Đồng Tháp), cho biết về tình hình SX vụ TĐ của tỉnh: “Năm 2010, Đồng Tháp làm lúa TĐ chỉ khoảng 64.000 ha. Sang năm 2011 lên 100.000 ha. Nhưng năm 2012, có nhiều vùng ngoài đê bao bà con cũng lo lũ lớn như năm rồi nên không làm vụ TĐ. Vì vậy, lúa TĐ của Đồng Tháp chỉ vào khoảng 80.000 ha”.

Nói về thắng lợi vụ TĐ, ông Tuyên cho biết thêm: “Do ảnh hưởng của lũ năm rồi, năm 2012 chúng ta xuống giống có trễ hơn nửa tháng tới 1 tháng. Tuy vậy, tình hình SX vụ TĐ, năm nay vẫn được an toàn vì lũ về chậm và nhỏ hơn năm ngoái cùng thời gian này đến cả hơn 1m nước. Có thể nói đến giờ này, lúa vụ TĐ đã thu hoạch gần xong. Nói chung là một vụ TĐ ăn chắc”.

Ông Vương Hữu Tiếng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi An Giang cho biết: “Trong năm, An Giang đã thực hiện nhiều công trình gia cố đê bao, duy tu sửa chữa cống, đập. Đồng thời, còn mở mới những vùng đê bao, SX thêm lúa TĐ và chuyển những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu”. Đến giờ này mức nước không cao nên vụ TĐ hy vọng không có gì trở ngại.

Tuy nhiên, lũ nhỏ thì cũng có cái bất lợi của lũ nhỏ. Ông Tuyên cho biết, nó làm đồng ruộng ô nhiễm, vì thuốc, phân 3 vụ vẫn còn “lần quần”, không đi đâu được. Do thiếu nước vào đồng và vì tính 3 vụ nên đôi khi cây lúa không sống nhờ đất mà dựa quá nhiều vào phân bón. Mặt khác, độ phì nhiêu của các cánh đồng giảm nhanh. Nên chăng, chỉ duy trì vụ 3 ở mức độ nhất định và thay vào 1 vụ lúa là vụ màu. Cũng cần duy trì vụ 3 nhất định để giải quyết lúa giống, giáp hạt và nâng cao thu nhập mùa lũ. Nhưng về lâu dài cần học các nước tiên tiến nông nghiệp mà nâng cao kỹ thuật tăng năng suất 2 vụ lúa chính/năm và chen vụ màu để SX an toàn hơn.

Ông Dương Nghĩa Quốc, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Từ đầu năm tỉnh đã đầu tư hơn 150 tỷ đồng thi công nhiều công trình đê bao, thủy lợi. Cho đến nay mực nước lũ về còn thấp so cùng kỳ. Lúa TĐ phần lớn diện tích đều năm trong đê bao an toàn. Trong đó lúa chín sớm đã thu hoạch, năng suất đạt trên 5,2 tấn/ha.

An Giang chưa có gì trở ngại

Rời Đồng Tháp về An Giang, tại các xã đầu nguồn TX Tân Châu như Phú Lộc, Vĩnh Xương mực nước lũ chưa có gì gây trở ngại cho việc SX, đi lại. Xã Phú Lộc SX lúa TĐ được 2.566 ha đang vào vụ thu hoạch. Ông Lê Văn Dũng, PCT UBND xã Phú Lộc cho biết: “Hiện xã có 2 vùng nằm trong đê bao, Phú Lộc - Vĩnh Xương (229 ha), Phú Lộc - Vĩnh Hòa (377 ha) và 1 vùng ngoài đê bao giáp Campuchia (637 ha). Năm 2012, về cơ bản hệ thống đê bao của xã đã được củng cố thêm an toàn, chỉ có 3 đoạn sạt lở, dài khoảng 1.300 m, làm mất đi phần đất dự trữ trồng tre, tràm cách chân đê bao khoảng 5-6m. Còn nói chung, mức nước đến giờ ở ngoài vùng đê bao vẫn chưa có gì báo động. Chẳng hạn, mức nước ngày 7/9 là 2,83 m, nhưng đến ngày 10/9 là 2,77 m, mà bây giờ sắp hết tháng 7 âm lịch rồi. So với cùng kỳ năm ngoái, mức nước này còn thấp hơn nhiều; không ảnh hưởng gì tới SX, đi lại”.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất