| Hotline: 0983.970.780

Vụ phá nát Trại lợn giống ngoại Thái Dương: Ý kiến từ các cơ quan chức năng

Thứ Năm 07/10/2010 , 15:44 (GMT+7)

Trại lợn giống ngoại này hiện đang cung cấp lợn giống cho Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung bộ, chính bởi vậy họ cần phải được bảo vệ...

Lợn chết hàng loạt phải tiêu huỷ
Báo NNVN 196 và 197 đăng loạt bài về vụ một số phần tử quá khích đã lôi kéo, kích động một bộ phận nhân dân các xóm 6, 7, 8, 9 và 10 xã Đại Sơn, Đô Lương “tập kích” Công ty TNHH lợn Thái Dương đập phá, và cướp mất khá nhiều tài sản, phương tiện làm việc và phá két sắt lấy đi gần 73 triệu đồng tiền mặt gây bức xúc cho dư luận.

>> Vụ phá nát Trại lợn giống ngoại Thái Dương: Đang xúc tiến khởi tố vụ án
>> Nghệ An: Dân phá nát trại lợn giống ngoại Thái Dương
>> Nghệ An: Trại lợn ngoại Thái Dương sau ''bão''
>> Trại lợn lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Họa vô đơn chí
>> Trại lợn giống ngoại Thái Dương (Nghệ An): Cả nghìn con lợn chết khát (Kỳ 2)

Ông Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học công nghệ môi trường Quốc hội sau khi nhận được thông tin về vụ việc nói trên đã cho rằng: Yêu cầu của UBND xã Đại Sơn buộc Công ty TNHH lợn giống Thái Dương phải khôi phục, làm sạch môi trường như ban đầu mới được SX trở lại là khó và không thể làm được. Nó vừa ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi cả khu vực Bắc Trung bộ và sẽ gây thiệt hại rất lớn cho toàn xã hội. Ông Nguyễn Đăng Vang đánh giá cao việc Thái Dương bỏ ra trên dưới 200 tỷ đồng để duy trì trên 2.500 con lợn giống ngoại cụ kỵ là rất quý cho ngành chăn nuôi ở nước ta. Trại lợn giống ngoại này hiện đang cung cấp lợn giống cho Nghệ An và các tỉnh Bắc Trung bộ để các địa phương thực hiện chủ trương đưa chăn nuôi lên thành ngành SX chính bởi vậy họ cần phải được bảo vệ.

Ông Nguyễn Đăng Vang cho biết thêm: Việc Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương mạnh dạn đầu tư vốn để gây dựng được một trại lợn giống ngoại gốc có quy mô lớn như Trại lợn giống ngoại ở Đô Lương là rất khó và đáng quý. Trước đây, Tập đoàn PIG của Anh đã đầu tư xây dựng một trại lợn giống ngoại gốc tại Ninh Bình để làm ăn tại Việt Nam nhưng sau một thời gian đã bị thua lỗ. Trước tình hình đó, năm 2000, Bộ NN- PTNT đã đề nghị Chính phủ mua lại trại lợn của PIG và giao cho Viện chăn nuôi tiếp tục triển khai công tác tuyển chọn đàn giống lợn ngoại cho cả nước. Sau khi tiếp nhận, ngoài việc tiếp tục nhân giống tại Ninh Bình, Viện Chăn nuôi đã đưa một phần lợn cụ kỵ lên Chèm (Hà Nội) và bán một phần cho Công ty TNHH lợn giống Thái Dương (Nghệ An) để cùng nhân giống cung cấp cho cả nước. Hiện đàn lợn ngoại giống gốc tại Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương đang lưu giữ 50% lượng con giống mà PIG chuyển giao (chưa kể việc nhập khẩu thêm một số giống lợn quý từ Canada và CP).

Do vậy, UBND tỉnh Nghệ An phải hiểu rõ giá trị của trại lợn giống gốc này đối với địa phương và khu vực. Nếu Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường thì doanh nghiệp phải khắc phục và làm cho tốt hơn. Trong điều kiện hiện nay, UBND tỉnh phải nỗ lực giúp doanh nghiệp thực hiện tái định cư cho các hộ sinh sống quanh khu vực trại lợn (phạm vi từ 500 đến 1000 mét). Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đứng ra hỗ trợ làm sao để các hộ này sinh sống ổn định và tốt hơn nơi ở cũ. Việc các phần tử quá khích kéo vào đập phá tài sản, lấy đi một số phương tiện làm việc và tiền, đuổi đàn lợn ra khỏi chuồng là vi phạm pháp luật nên các cơ quan chức năng phải xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo tôi cùng với những việc trên, các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết ổn thoả để vừa bảo vệ được tài sản cho doanh nghiệp, giúp họ sản xuất trở lại vừa đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và những hộ dân sống xung quanh trại lợn.

Trở lại với việc Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An căn cứ vào ý kiến của Sở TN&MT Nghệ An ban hành Thông báo số 181 và 244/TB.UBND.NN cho rằng đàn lợn tại Trại lợn giống ngoại Thái Dương có quy mô vượt quá xa công suất của hệ thống xử lý nước thải nên yêu cầu Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương phải giảm đàn lợn xuống ít nhất 5.000 con... Các văn bản này đã được kẻ xấu lợi dụng để kích động người dân, làm nóng thêm tình hình ở Đại Sơn trong thời gian qua.

Trả lời vấn đề trên, tại CV số 1037/CN – GSN, ngày 01/9/2010, do Cục trưởng Hoàng Kim Giao ký gửi UBND tỉnh, Sở NN- PTNT, Sở TN- MT tỉnh Nghệ An đã chỉ rõ 2 vấn đề: “1, với quy mô đàn lợn nái sinh sản cho phép nuôi tại Hồ sơ đăng ký đạt chuẩn môi trường ngày 25/5/2004 là 4.000 con thì tổng đàn lợn có mặt thường xuyên tại trại (không kể lợn con theo mẹ, lợn cai sữa, lợn đực giống) tối thiểu là 31.547 con.... 2, với đàn nái sinh sản của Công ty TNHH lợn giống ngoại Thái Dương tại Trại lợn giống ngoại xã Đại Sơn, Đô Lương, Nghệ An thời điểm tháng 8/2010 là 2.500 con và Tổng đàn có mặt 15.000 con, mới đạt 62,5% số đầu lợn nái và 47,5% tổng đàn có mặt thường xuyên cho phép theo Hồ sơ đăng ký đạt chuẩn môi trường ngày 25/5/2004...”

Trả lời báo chí, sáng 05/10/2010, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT CA tỉnh Nghệ An cho biết: Vụ việc xẩy ra tại Trại lợn Thái Dương vào tối 29/9/2010 là rất nghiêm trọng. Lãnh đạo CA tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo cơ quan CSĐT CA tỉnh phối hợp với CA huyện Đô Lương điều tra, xác minh làm rõ để khởi tố vụ án hình sự. Hiện CA Nghệ An đã có trong tay danh sách các đối tượng cầm đầu việc lôi kéo, kích động dân chúng quấy rối và xông vào đập phá tài sản của đơn vị này. Sau khi khởi tố vụ án, CA Nghệ An sẽ căn cứ vào mức độ của từng hành vi để khởi tố bị can một số đối tượng để điều tra và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất