| Hotline: 0983.970.780

Vụ phá rừng gỗ quý ở Quảng Bình: Đã khởi tố 13 bị can

Thứ Sáu 17/05/2019 , 09:17 (GMT+7)

Ngày 17/5, Cơ quan CSĐT CA huyện Bố Trạch (Quảng Bình) ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam thêm 6 đối tượng liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Gỗ mun được cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ

Theo đó, các bị can gồm Hoàng Văn Hương (sinh năm 1981), Nguyễn Văn Hương (sinh năm 1984), Trần Xuân Vương (sinh năm 1984), Trần Phúc An (sinh năm 1986), Trần Đức Dũng (sinh năm 1988) và Hoàng Văn Hải (sinh năm 1991), tất cả cùng trú tại xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) bị khởi tố về tội "vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" quy định tại điều 232 BLHS.

Cơ quan CA huyện Bố Trạch đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 bị can. Riêng 2 bị can Hoàng Văn Hương và Nguyễn Văn Hương không có ở địa phương nên cơ quan CSĐT đang xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, cơ quan CSĐT CA huyện Bố Trạch cũng đã khởi tố 7 bị can. Đến thời điểm này, đã có 13 bị can bị khởi tố trong vụ phá rừng gỗ quý xảy ra tại vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng.

Như NNVN đã thông tin, vụ phá rừng trái phép tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng làm thiệt hại trên 100m3 gỗ quý như mun, gõ, trường, táu… Tại hiện trường, có 72 cây gỗ lớn bị cưa hạ trái phép, trong số đó có 45 cây gỗ mun (nhóm IIA). Toàn bộ các cây gỗ đều bị cưa hạ, chặt phá bằng máy cưa xăng. Phần lớn các phiến gỗ đã được mang ra khỏi hiện trường. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ gần 20m3 gỗ mun và các nhóm gỗ khác.

Theo ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình: tỉnh đã chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các cơ quan bộ đội biên phòng, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, lực lượng kiểm lâm, VKSND địa phương khẩn trương làm rõ vụ án để xử lý nghiêm minh.

“Ngoài ra, cần làm rõ các tổ chức, cá nhân liên quan buông lỏng quản lý, có dấu hiệu bao che, tiếp tay cho vi phạm để mất rừng cũng cần được xử lý theo quy định của pháp luật”- ông Ngân nhấn mạnh.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm