| Hotline: 0983.970.780

Vụ thảm sát đồng bào Sơn Mỹ: Medina về thế giới bên kia, nhưng tội lỗi vẫn ở lại

Thứ Bảy 23/03/2019 , 13:10 (GMT+7)

Ngày 16/3/2019, tỉnh Quảng Ngãi lại tổ chức Lễ tưởng niệm 51 năm vụ thảm sát 504 đồng bào Sơn Mỹ. Trong ký ức của nhiều người nơi này vẫn còn lưu giữ tiếng đạn AR 15 sát khí của đám lĩnh Mỹ xông vào làng.

Kẻ được nhắc tên nhiều nhất là trung úy William Calley, năm 2005, Calley đã lên tiếng chuộc lại lỗi lầm. Nhưng kẻ ra lệnh trực tiếp là đại úy Ernest Medina. Viên sĩ quan lìa đời vào tháng 8 năm 2018.
 

Nhắc tên nửa vòng bán cầu

Sáng ngày 16/3/2019, tiếng chuông vang lên trong Khu chứng tích Sơn Mỹ theo nhịp 5 hồi và 4 tiếng, tượng trưng cho sinh linh của 504 đồng bào đã bị tàn sát vào sáng ngày 16/3/1968. Tiếng chuông không thể vọng tới bang Georgia, cách Việt Nam nửa vòng trái đất, là nơi đang sinh sống của viên trung úy William Calley, người trực tiếp chỉ huy bắn giết. Nhưng ở Sơn Mỹ, người dân vẫn hàng ngày hình dung ra khuôn mặt của Calley được dán trong nhà bảo tàng. Rất nhiều người nói rằng, “giờ gặp lại thì vẫn nhớ mặt tên Calley, dù đã 51 năm”.

07-22-44_1_medin_di_uy_
Đại úy Ernest Medina chỉ huy cuộc hành quân gây ra thảm sát Mỹ Lai

Có thể, phép thần giao cách cảm, vốn là một đặc tính siêu tâm lý ở con người sẽ khiến viên trung úy giờ đã là một lão già 77 tuổi “bắt được sóng”, cảm nhận ra điều này. Vì vậy, trước đây, Calley từ chối các cuộc tiếp xúc với báo chí để trả lời về tội ác chiến tranh, thì đến năm 2009, Calley đã bất ngờ từ nước Mỹ lên tiếng: "Ngày nào tôi cũng day dứt về những chuyện đã xảy ra. Tôi hối hận trước những người dân Việt Nam bị giết và gia đình họ. Tôi thành thật xin lỗi!".

Nhưng một viên đại úy rất ít được nhắc đến thì mới chính là người đã gây ra vụ thảm sát, đó là Ernest Medina. Ngày 8/5/2018, hàng loạt tờ báo trong và ngoài nước vừa đưa đậm tin: “Ernest Medina, nhân vật chủ chốt trong cuộc thảm sát Mỹ Lai (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) vừa qua đời”. Trung úy Calley khi ra tòa án binh đã trả lời rằng, việc tàn sát dân thường là theo lệnh của cấp trên, trực tiếp là đại úy Ernest Medina, với lệnh “bắn giết tất cả”.

Đại úy Ernest Medina, sinh năm 1936, nhập ngũ năm 1956, quê ở bang Wiscosin. Medina có mặt trong chiến tranh Việt Nam từ năm 1967 và phụ trách tiểu đoàn bộ binh số 20, lữ đoàn 11 và đóng quân tại Quảng Ngãi. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là quê của Medina là Wiscosin, một tiểu bang miền Trung Tây của Hoa Kỳ và có thủ phủ là Madison. Và hơn 25 năm qua, một quân nhân cùng quê với Medina là cựu chiến binh Mike Boehm đã lập quỹ Madison và quay trở lại Quảng Ngãi để giúp đỡ hàng ngàn phụ nữ nghèo, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ thảm sát Mỹ Lai, góp phần bù đắp vết thương chiến tranh.

Báo chí Việt Nam đã nhiều lần phỏng vấn Mike Boehm về quỹ Madison. Ông chưa bao giờ nhắc đến người đồng hương Medina có vai trò hỗ trợ cho quỹ Madison để giúp các nạn nhân Mỹ Lai hay không. Mike thường kéo đàn vĩ cầm bên tượng đài Mỹ Lai bài “Ashokan Farewell” (Vĩnh biệt Ashokan).
 

Medina - Calley

Quay ngược dòng thời gian, sáng 16/3/1968, Đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1 đã tấn công vào thôn Tư Cung, xã Mỹ Lai (nay là xã Tịnh Khê), đại úy Medina, 33 tuổi, người gốc Mexico là người chỉ huy chung và dưới quyền là thiếu úy Calley, 24 tuổi. Sau đợt đột kích này, các sĩ quan đã trở về thị xã Quảng Ngãi và báo cáo với sĩ quan cấp trên: “Diệt 128 binh lính kẻ thù mà không chịu bất cứ thương vong nào”. Nhưng phía sau lưng của những binh lính này là 504 xác chết, chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em. Có tên lính đã phản đối lại hành động của cấp trên bằng cách tự bắn vào chân mình.

Trong tấm ảnh được đăng tải cách đây hơn 10 năm, trung úy Calley có nét mặt không khác gì hình ảnh trong nhà bảo tàng trong Khu Chứng tích Sơn Mỹ, dù đã nửa thế kỷ trôi qua. Đó là người đàn ông có nước da đỏ, bộ ria mép màu vàng râu ngô, ria mép dưới cằm màu bạc trắng. Chiếc kính to tròng vẫn không giấu được ánh mắt thoáng vẻ u uẩn thường gặp của một người có quá khứ không trong lành. Còn viên đại úy Ernest Medina thì hầu như không tìm được tấm ảnh nào mới. Khi viên đại úy này lìa đời thì hầu hết các báo đều sử dụng ảnh cũ cách đây hơn 50 năm.

07-22-44_3_do_b_33_7
Ông Đỗ Ba, tôn thờ những cựu binh Mỹ như Lawrence Colburn, Hugh Thompson, vì đã hạ trực thăng xuống cứu mình và ngăn chặn cuộc thảm sát

Vụ thảm sát Mỹ Lai do lính Mỹ gây ra vào ngày 16/3/1968. Medina và nhiều sĩ quan đã bị điều trần trước Quốc hội Mỹ và bị đưa ra tòa án quân sự. Binh lính dưới quyền đã tố cáo vai trò của Medina. Viên đại úy lúc đó đã tìm cách bác bỏ những lời cáo buộc về việc ra lệnh trực tiếp giết dân thường. Sau vụ việc này, Medina rời quân đội và chuyển sang làm công nhân cho hãng Enstrom Helicopter ở bang Michigan, sau đó kinh doanh lĩnh vực bất động sản.

Cách đây 1 năm, người dân ở ngôi làng Mỹ Lai tổ chức tưởng niệm tròn 50 năm vụ thảm sát vào ngày 16/3. Hơn 50 ngày sau thì bên kia đại dương Medina chết. Cái tên Medina mãi mãi được nhắc đến là một tội đồ vì được lưu trong bài hát "Last Train to Nuremberg" (Chuyến tàu cuối cùng đến Nuremberg). Bài hát còn nhắc viên thiếu úy Calley là cấp dưới của Medina và Tổng thống Nixon. Tác giả bài hát này là Pete Seeger, một nhạc sĩ đấu tranh không mệt mỏi vì sự tiến bộ của nhân dân lao động, vì các quyền dân sự, chống chiến tranh, vì hòa bình và môi trường.
 

Người được ca tụng

Chết là hết. Nhưng đại úy Medina chết thì câu chuyện đau thương về thảm sát Mỹ Lai tiếp tục được nhắc lại. Khi Medina lìa đời, hàng loạt tờ báo nước ngoài đưa đậm tin: “Ernest Medina, nhân vật chủ chốt trong cuộc thảm sát Mỹ Lai vừa qua đời”. Các báo nhắc lại vai trò của Medina trong vụ thảm sát Mỹ Lai. Cách đây 50 năm, khi bồi thẩm đoàn của Mỹ phỏng vấn và kết luận “Medina nói dối việc không đưa ra lệnh giết dân thường và Medina biết hoàn toàn những gì đang xảy ra trong làng, nhưng anh ta và quân đội đang cố gắng biến trung úy Calley thành một vật tế thần”.

07-22-44_2_di_qu_tuong_di
Du khách Mỹ có khuôn mặt ảm đạm khi đi qua bức tượng Sơn Mỹ

Trước khi Medina chết, có những quân nhân Mỹ có mặt tại vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời, nhưng lại được báo chí Việt Nam tỏ ý tiếc thương. Đó là Lawrence Colburn, xạ thủ trên máy bay trực thăng thuộc đại đội Charlie. Năm đó cậu thanh niên này mới 18 tuổi. Ông và đồng đội của mình là Hugh Thompson và Glenn Andreotta đã hạ máy bay xuống để cứu dân Mỹ Lai, đồng thời tuyên bố sẽ bắn vào lính Mỹ nếu tiếp tục bắn vào dân thường. Người lính này qua đời vào ngày 13/12/2016 tại bang Georia, Mỹ, hưởng thọ 67 tuổi.

Viên phi công điều khiển trực thăng để ngăn cản lính Mỹ thảm sát là Hugh Thompson thì qua đời vào năm 2006, hưởng thọ 62 tuổi. Hai quân nhân này rất nhiều lần quay trở lại thăm Mỹ Lai và nhắc đến Glenn Andreotta, người đã cùng cứu dân Mỹ Lai, nhưng sau đó 3 tuần thì tử nạn vì rơi trực thăng.

(Kiến thức gia đình số 12)

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

  • Những 'bông hồng' trên mâm pháo
    Phóng sự 08/03/2024 - 06:30

    Đó là những nữ dân quân trẻ tuổi thuộc Đại đội pháo phòng không 37 ly ở Đồng Hới, Quảng Bình. Bất kể trong điều kiện thời tiết nào, họ vẫn hăng say luyện tập…

  • Thu hoạch tiêu, nghề nguy hiểm
    Phóng sự 06/03/2024 - 06:33

    Nghề hái tiêu nhìn bên ngoài có thể dễ dàng nhưng công việc luôn đứng trên thang cao, tai nạn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đây được xem là nghề nguy hiểm.

  • Gã họa sĩ lập dị móng tay dài cả mét
    Phóng sự 05/03/2024 - 09:08

    Sau hơn 30 năm nuôi móng tay, ông Huyền không thể tự chủ trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại là họa sỹ nổi tiếng vùng biển.

  • Độc đáo chuyện học trên đảo Hòn Chuối
    Phóng sự 04/03/2024 - 06:54

    Ngày mới tập làm quen với con chữ, học sinh của 'lớp học tình thương’ trên đảo Hòn Chuối được người thầy mặc áo lính tập trung dạy làm người, hình thành nhân cách…

  • Chuyện ông 'Thìn rồng' ở đền Đô
    Phóng sự 02/03/2024 - 06:00

    Về Từ Sơn, hỏi chuyện 'ông Thìn rồng', đứa trẻ lên 6 cũng tỏ tường bởi ông là người may mắn hai lần ghi được khoảnh khắc đám mây hình rồng trên đỉnh đền Đô.

  • Ngày hội của những chàng trai
    Phóng sự 01/03/2024 - 06:00

    Mới ngày nào, họ còn là những học sinh, sinh viên, hay lao động tự do, nay đã chỉnh tề trong bộ quân phục màu xanh, chuẩn bị lên đường làm nghĩa vụ quân nhân.

  • Nổi nênh nghề rọ tôm trên hồ Thác Bà
    Phóng sự 26/02/2024 - 10:05

    YÊN BÁI Nghề đan rọ tôm có lúc mai một bởi xuất hiện công nghệ đánh bắt hiện đại, nguồn tôm cá ít dần theo thời gian, nhưng bà con vẫn cần mẫn thủy chung với nghề.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

149 dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học năm học 2023-2024 có sự tham gia của 74 đơn vị, 149 dự án thuộc 21 lĩnh vực.