| Hotline: 0983.970.780

Vụ tra tấn dã man người giúp việc: Bàn tay 'quỷ ác' luôn sống trong ảo giác thị Hà

Thứ Ba 24/07/2018 , 06:01 (GMT+7)

Chiều 23/7, Công an TP Pleiku đã đưa đối tượng Nguyễn Thị Hà (39 tuổi, tạm trú tại tổ dân phố 3, phường Thống Nhất, TP Pleiku) về khu nhà trọ để khám xét.

Cuộc khám xét diễn ra trong vòng 1 giờ. Tại đây lực lượng công an đã phong tỏa căn nhà mà bà Hà thuê trọ. Đông đảo người dân đến xem và phóng viên báo chí tác nghiệp nhưng không thể tiếp cận.

16-59-08_nh_2_b_ng_ti_trung_tm_ci_nghien
Bà Hà trong tình trạng ngáo đá

Cũng theo nguồn tin từ Công an tỉnh Gia Lai, hiện cơ quan này đã cử 1 tổ công tác truy bắt nhân viên (tên thường gọi là Na, trú tại tỉnh Kon Tum) đã cùng bà Hà tra tấn chị Y Nhiêu. Na đã bỏ đi khỏi nơi cư trú khoảng vài ngày trước đó.

Sau khi khám xét, Hà tiếp tục được đưa trở lại cơ sở tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh Gia Lai. Tại đây, đối tượng vẫn có những biểu hiện mất kiểm soát về tinh thần, không tỉnh táo. Ban đầu, khi được hỏi về Y Nhiêu, đối tượng nói rằng không hề quen biết ai có tên như vậy. Khi chúng tôi cung cấp hình ảnh của Y Nhiêu, Hà tỏ ra bất ngờ: “Sao trông như ma quỷ thế này, không phải đâu con bé Nhiêu, nó xinh hơn nhiều”.

Dẫu vậy, khi hỏi tại sao lại hành hung chị Nhiêu như vậy, Hà cho hay: “Tôi làm gì có đánh ai đâu, tôi chỉ bay nhảy múa hát thôi chứ không đánh ai bao giờ”. Sau đó, đối tượng vừa khóc lóc và kể rằng chị Y Nhiêu đã nhiều lần bỏ “thuốc thư” với gia đình y để ăn trộm tiền bạc.

Hà liên tục khẳng định, chị Nhiêu đã bỏ thuốc ngủ vào đồ ăn, đập vỡ bóng đèn điện để bỏ vào thức ăn, sữa tắm cũng như đổ vào tai của y, cắt hết quần áo của y. Đồng thời, Hà nói rằng bà Y Chúc mẹ của Y Nhiêu đã cùng thầy cúng bỏ “thuốc thư” rồi ăn trộm của y hơn 1,1 tỷ đồng.

Hà nói không đánh đập chị Y Nhiêu mà những vết thương đó là tự chị Y Nhiêu tạo ra. “Tôi vẫn đang đau đầu lắm vì nó bỏ thép gai, mảnh thủy tinh vào trong đầu tôi, giờ tôi cũng không nhớ được gì nữa. Nó còn cho người đạp xe cướp tiền của tôi giữa đường, rồi cho cả gia đình tôi ăn đồ ăn có bỏ thuốc ngủ, bỏ a xít”, Hà nói.

Theo y sĩ Trịnh Đình Tài, cán bộ tại cơ sở tư vấn và cai nghiện ma túy tỉnh cho biết, ngay từ khi bắt đầu vào cơ sở từ ngày 12/7, Hà đã có biểu hiện ngáo đá ma túy nặng với 2 hội chứng là “ảo thính” và “ảo giác”. Đây chính là 2 hội chứng đặc trưng của việc sử dụng ma túy đá kết hợp cùng hút cỏ trong một thời gian dài với tần suất dày đặc.

16-59-08_nh_4_khm_xet_di_ngu_trn_gin
Lực lượng chức năng khám nhà đối tượng Hà

“Việc này ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh, đối tượng cứ nghĩ rằng ai đó nhét mảnh chai, dây thép gai vào tai mình nên tai có cảm giác bùng nhùng khó chịu, đau đầu. Hà cũng luôn hoang tưởng nghi ngờ, sợ sệt, đề phòng mọi thứ vì nghĩ người khác muốn hại mình, giết mình nên sẵn sàng có những hành động không kiểm soát được”, y sĩ Tài khẳng định và cho hay có lẽ chính vì như vậy mà Hà đã nghĩ Y Nhiêu bỏ “thuốc thư” mình, từ đó hành hạ, tra tấn Y Nhiêu dã man.

Trước thông tin Y Nhiêu bị hành hạ, đánh đập như thời trung cổ, nhiều người dân tỉnh Kon Tum không kìm được nước mắt và tìm đến thăm hỏi và động viên Y Nhiêu. Các đoàn thể đã chia sẻ, giúp đỡ, các nhà hảo tâm đã ủng hộ số tiền hơn 13 triệu đồng.

16-59-08_nh_3_bu_com_cc_nh_ho_tm_den_voi_y_nhieu
Bữa cơm các nhà hảo tâm ủng hộ Y Nhiêu

BS Đinh Thị Ái Nhung, GĐ Trung tâm Y tế huyện Đăk Glei cho biết toàn bộ chi phí điều trị, chữa bệnh cho Y Nhiêu được miễn phí. Thể theo nguyện vọng của Y Nhiêu và gia đình muốn để Y Nhiêu tiếp tục điều trị tại trung tâm, không muốn chuyển lên tuyến trên vì điều kiện kinh tế khó khăn và bệnh tình Y Nhiều đang chuyển biến tốt.

Y Nhiêu sinh ra trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em ở huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, miền đất có dãy núi Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Tây Nguyên. Bốn năm trước, cô quyết đi xa để tìm việc làm thuê tự nuôi sống bản thân, chọn “bến đậu” là TP Pleiku, tỉnh Gia Lai cách nhà khoảng 170km, lúc đó thiếu nữ 19 tuổi làm công việc bưng bê, rửa bát cho các rạp cưới với thu nhập khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng, vừa đủ trang trải cuộc sống xa nhà.

Thời gian sau đó, Y Nhiêu quen biết bà Nguyễn Thị Hà (có biệt danh Nga Vọc), chủ quán cà phê ở phường Thống Nhất, TP Pleiku và được người phụ nữ này rủ về làm phục vụ với mức lương 3,5 triệu/tháng. Cuộc gặp gỡ vô tình thành khởi đầu cho hành trình khổ đau ngoài sức tưởng tượng của Y Nhiêu, trở thành thân tàn, ma dại bởi những trận đòn roi hiểm ác thừa sống, thiếu chết của bàn tay "ác quỷ".

Khoảng 3 ngày đầu, Hà thường xuyên la hét, quậy phá và không chịu ăn uống. Sau đó, các cán bộ tại đây đã phải tác động đến tâm lý, đối tượng mới bắt đầu chịu ăn và uống sữa. Y sĩ Trịnh Đình Tài cho biết: “Trong những trường hợp vào cai nghiện thì đây là đối tượng nữ bị nặng nhất. Hiện Hà vẫn ở khu vực cho cắt cơn và tiên lượng từ 15 - 45 ngày mới có thể cắt cơn, tỉnh táo hoàn toàn”.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm