| Hotline: 0983.970.780

Vụ trao nhầm con ở Ba Vì: Cái tình, cái lý 'giằng xé' lòng người

Thứ Ba 17/07/2018 , 09:05 (GMT+7)

Khi phát hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (TP Hà Nội) trao nhầm con 6 năm trước, gia đình anh Phùng Giang Sơn (xã Vật Lại) muốn con nào về nhà đấy càng sớm càng tốt.

Nhưng chị Vũ Thị Hương (xã Phú Sơn) lại cho rằng, quyền quyết định thuộc về hai đứa trẻ.
 

Chỉ tình người mới thay đổi được lòng người

Trước thềm năm học mới, vợ chồng anh Phùng Giang Sơn muốn nhanh chóng hoàn thành thủ tục pháp lý để đón cháu Đoàn Nhật Minh (hiện đang được chị Hương đang chăm sóc) về đoàn tụ gia đình càng sớm càng tốt. Nhưng với chị Hương, thứ quan trọng nhất chính là quyền mưu cầu hạnh phúc của hai đứa trẻ.

15-30-59_dsc_0613
Ngày đoàn tụ vui vẻ của bé Minh và bé Hải tại gia đình chị Hương

“Cả tôi và gia đình anh Sơn, chị Hiền đều muốn đón con đẻ của mình về nhà. Nhưng hai con không phải là mớ rau, mớ cỏ, thích nhấc đi chỗ nào cũng được”, chị Hương nói.

Nhiều lúc tôi hỏi bé Minh có muốn về với bố mẹ đẻ không? Con bảo rằng: “Tại sao con phải về? Con không về”. Chị Hương lại “đổi chiêu” dỗ dành: “Bây giờ hai mẹ con mình cùng xuống nhà bố Sơn chơi”, lúc đó cháu mới đồng ý. Tuy nhiên, Minh chỉ chơi nhà bố đẻ được một buổi là lại nằng nặc đòi về nhà ở xã Phú Sơn mới chịu đi ngủ.

Vừa rồi, một nữ phóng viên đưa micro phỏng vấn, Minh cáu gắt bảo rằng: “Thôi cô đừng hỏi nữa, cháu đau đầu lắm” rồi úp mặt xuống bàn không tiếp chuyện ai. Dạo gần đây, Minh hay khóc hơn và thường xuyên đòi mẹ Hương chơi cùng. Nhiều lần hai gia đình gặp nhau, chị Hương muốn ôm đứa con đẻ (bé Hải) vào lòng. Nhưng mỗi lần chị ngồi gần bé Hải thì Minh lại nhắc: “Hải ngồi xa mẹ anh ra, mẹ của em (chị Hiền) ở bên kia cơ mà”.

Người xưa có câu “cha sinh không bằng mẹ dưỡng”. Với nhận thức của một đứa trẻ, việc xác định “bố đẻ - mẹ nuôi” không quan trọng bằng việc chúng cảm nhận tình cảm của người lớn dành cho mình như thế nào. Bởi vậy, thứ chị Hương cần nhất lúc này chính là thời gian. Chị xin anh Sơn thời gian để ổn định tâm lý của bé Minh (trước khi trao bé cho bố mẹ đẻ), đồng thời có cơ hội được bồi đắp tình mẫu tử với bé Hải (trước khi đưa cháu về chung sống cùng). Như vậy, các cháu sẽ không phải hứng chịu cú sốc về tinh thần.

“Bao giờ bé Minh cảm thấy vui vẻ khi đặt chân về nhà bố mẹ đẻ, tôi sẽ đồng ý với tâm nguyện của anh Sơn, chị Hiền vô điều kiện. Tuy anh Sơn giục tôi ký giấy trao trả con rất nhiều lần, nhưng tôi tôn trọng quyền trẻ em. Tôi sẽ không ký vào tờ giấy đó khi chưa hỏi ý kiến của con mình”, chị Hương chia sẻ.
 

Hai cháu sẽ cùng ở một nhà, cùng học một trường

Chị Hương cho biết: "Mấy ngày qua, có tờ báo phỏng vấn gia đình anh Sơn và thông tin rằng tôi đã chấp nhận để cháu Hải (con đẻ) cho anh Sơn nuôi, vì gia đình nghèo quá, không có sức để nuôi. Tôi đã phản hồi lại với người viết bài báo rang, đó là chuyện không có thực. Bởi nhiều người dù tàn tật còn nuôi dạy tốt con mình, huống hồ mình có chân, có tay, có mắt như bao người. Dù kinh tế gia đình eo hẹp, nhưng tôi chưa để con một ngày thiếu thốn".

15-30-59_dsc_0608
Ảnh: M.P

Để hai cháu có điều kiện hòa nhập với tổ ấm mới, hai gia đình thống nhất sẽ để cháu Hải và cháu Minh cùng chung sống tại nhà anh Sơn, cùng đi học một trường. Cuối tuần, chị Hương (đang ở quận Cầu Giấy) sẽ về ở cùng hai con.

Vừa rồi, chị Hương xin phép vợ chồng anh Sơn đưa bé Hải lên Hà Nội vài ngày. Hải vui vẻ nhận lời theo chân mẹ đẻ và người anh cùng sinh nhật với mình. Tối đến, chị nằm giữa, ôm hai con ngủ trong niềm hạnh phúc vô bờ. Chị Hương cho biết, khi các con thích ứng với cuộc sống của gia đình bố mẹ đẻ thì đó là lúc chị đặt bút ký để hoàn tất thủ tục trao nhận con.

Là người nắm rõ sự việc trao nhầm con, ông Nguyễn Đăng Soai, hàng xóm của anh Sơn góp ý về cách giải quyết: Xét về lý thì con nhà ai nên về nhà ấy. Nhưng nói về tình thì hai gia đình nên coi hai cháu là con chung (như anh em ruột), bởi thêm người là thêm phúc, khi hạnh phúc được nhân đôi sẽ là điều tuyệt vời nhất.

 

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.