| Hotline: 0983.970.780

Vụ vải thiều đẹp: Sản lượng 215 nghìn tấn, doanh thu gần 5.800 tỷ đồng

Thứ Hai 23/07/2018 , 13:30 (GMT+7)

Vụ vải thiều 2018 đã kết thúc với thắng lợi toàn diện. Đây là đánh giá của Sở Công thương Bắc Giang khi sản lượng vải quả đạt hơn 215 nghìn tấn, doanh thu gần 5.800 tỷ đồng.

Sở Công thương cho biết, vụ vải thiều năm 2018 đã kết thúc tốt đẹp. Năm nay vải được mùa, được giá. Cụ thể, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ năm 2018 đạt 215,8 nghìn tấn (tăng 124 nghìn tấn so với năm 2017); giá bình quân đạt 16.000 đồng/kg, tổng doanh thu đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 448 tỷ đồng so với năm 2017.

Vải thiều Bắc Giang được mùa, được giá với doanh thu gần 5.800 tỷ đồng

Ông Trần Quang Tấn, GĐ Sở Công thương cho biết, năm nay tiêu thụ vải thiều trong nước chiếm 55% sản lượng, những địa phương tiêu thụ vải lớn gồm có TP.HCM, Huế, Đà Nẵng… thông qua các thương nhân phân phối, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị. Chẳng hạn Saigon Co.op mùa vải năm nay tiêu thụ 460 tấn, chợ đầu mối Thủ Đức TP.HCM tiêu thụ 20.600 tấn…

Đối với thị trường nước ngoài, vải thiều đã được XK hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với 97,1 nghìn tấn, chiếm 45% so với tổng sản lượng tiêu thụ. Tổng giá trị XK vải năm 2018 ước đạt 170,5 triệu USD, trong đó vải XK sang thị trường Trung Quốc đạt 86,2 nghìn tấn, chiếm 88,7% sản lượng XK. Vải xuất sang các thị trường khác là 1,2 nghìn tấn.

Theo Sở Công thương, giá vải lúc cao điểm đạt 35.000 - 40.000 đồng/kg. Giá vải bình quân toàn vụ đạt 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, nhờ có các tổ công tác thường xuyên tăng cường kiểm tra hoạt động thu mua nên năm nay hiện tượng gian lận thương mại tại các điểm cân giảm rõ rệt.

“Tuy nhiên, tỉnh vẫn gặp một số khó khăn là vải thiều chín nhanh, thời vụ thu hoạch ngắn. Dù công an, trật tự đô thị… được tăng cường nhưng những lúc cao điểm thu hoạch và thu mua, tại một số điểm cân tập trung vẫn xảy ra tình trạng tắc đường cục bộ”, ông Tấn nhận xét.

Có được kết quả trên, theo đánh giá của tỉnh Bắc Giang, là do nông dân đã chú trọng áp dụng tiến bộ KHKT vào SX. Diện tích trồng vải an toàn, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được mở rộng… Tỉnh Bắc Giang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm đưa vải thiều nơi đây ngày càng vươn xa.

Riêng quả vải thiều hiện có mặt ở hơn 20 quốc gia trên thế giới và bảo hộ tại 8 quốc gia. Sự chú trọng trong khâu tổ chức SX, áp dụng quy trình an toàn đã giúp cho quả vải thiều khẳng định được thương hiệu.

Chất lượng quả vải năm nay cũng cao hơn, ngoài yếu tố thuận lợi của thời tiết, trong SX vải thiều, người nông trồng vải ở Bắc Giang đã có sự thay đổi rất lớn về tư duy, từ việc việc áp dụng quy trình SX an toàn, tổ chức lại SX đến việc hình thành các chuỗi liên kết. Huyện Lục Ngạn duy trì trên 15.200 ha trồng vải; trong đó, diện tích trồng vải theo các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP lên tới hơn 70%. 

Việc SX theo quy trình an toàn đã được thực hiện thống nhất và có sự liên kết, giám sát chặt chẽ. Cùng với đó, sự đổi mới trong công tác xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường đã đưa nông sản của tỉnh đến được với nhiều thị trường trong và ngoài nước.

Theo ông Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh vẫn kiên định với mục tiêu chỉ đạo người nông dân thực hiện SX theo hướng sạch, áp dụng VietGAP, GlobalGAP để giữ được chất lượng và độ an toàn của quả vải.

 

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm