| Hotline: 0983.970.780

Chủ Nhật 04/11/2018 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 04/11/2018

Vụ Vinasun kiện Grab

Vụ kiện của Vinasun đối với Grab lại một lần nữa cho thấy sự quanh co, khúc khuỷu và lúng túng của Bộ Giao thông - Vận tải, nhất là ở những lĩnh vực mới mẻ, mỗi quốc gia có những cách xử lý khác nhau, không (hoặc chưa) có “khuôn mẫu” để “ăn theo”.

Cụ thể ở đây, việc ứng xử với Grab là một ví dụ.

Trong khi một số quốc gia coi phương thức này là doanh nghiệp công nghệ thì ngược lại, không ít quốc gia coi đây là hãng vận tải.

Việc này rất quan trọng bởi nếu là doanh nghiệp công nghệ, sẽ có nhiều ưu đãi về thuế, phí cũng như các qui định ngặt nghèo khác. Ngược lại, nếu là doanh nghiệp vận tải thi ôi thôi, với đủ mọi “vòng kim cô”.

Ví dụ đơn giản nhất, với taxi thì nhiều tuyến đường hoặc không được đi vào giờ cao điểm, hoặc cấm hẳn. Đó là chưa kể hàng loạt những qui định bất bình đẳng khác như tiền thuế hay chính sách kích cầu, quảng cáo…

Với môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng như vậy, tất nhiên lợi thế sẽ thuộc về bên nào có lợi thế trong chính sách.

Tuy nhiên, nhìn ở góc độ người tiêu dùng thì trong nhiều thời điểm (Grab tính tiền theo thời điểm và cả thời tiết nắng mưa), Grab đã đem lại cho họ nhiều tiện ích, nhất là giá cả và sự minh bạch. Khách hàng có thể biết trước số tiền mà mình phải bỏ ra cho chuyến đi, không bị “mập mờ” bởi những cái đồng hồ “luôn đi trước… thời đại”.

Một điều không thể không nhắc đến, đó là sự xuất hiện của Uber, Grab đã mang lại một không khí cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực vận tải này.

Trước đây, các hãng taxi “một mình một chợ”, thỏa mái “tác yêu, tác quái”, xăng tăng một, giá cước tăng hai, ba, thậm chí năm, sáu. Rồi xe cộ bẩn thỉu, tài xế thô lỗ, xe chạy lòng vòng…

Từ khi có xuất hiện của Uber, Grab, đã thấy sự thay đổi rất cơ bản và rõ nét ở taxi truyền thống. Giờ đây, không còn cách nào khác, họ buộc phải đối mặt với sự khốc liệt của thị trường, đẩy tính cạnh tranh lên cao.

Sự cạnh tranh này đã mang lại lợi ích cho khách hàng và cho chính các doanh nghiệp. Không có sự cạnh tranh, họ sẽ không thể lớn mạnh.

Trở lại với vụ kiện giữa Vinasun đối với Grab, đây cũng là điều tất yếu và nhìn ở góc độ nào đó, là tín hiệu mừng bởi nó sẽ tạo ra một thị trường kinh doanh bình đẳng.

Song, có một điều buồn, nó cho thấy sự quanh co, khúc khuỷu và lúng túng của Bộ Giao thông - Vận tải trong điều hành chính sách.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm