| Hotline: 0983.970.780

Vựa chuối Lào Cai chín vàng khắp nơi, dân chán nản không buồn thu hoạch!

Thứ Ba 10/10/2017 , 08:52 (GMT+7)

Với diện tích trồng chuối hơn 600ha, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương được coi là vựa chuối lớn nhất của tỉnh Lào Cai. Những ngày qua, giá xuất đi Trung Quốc rớt thê thảm, hàng trăm tấn chuối chín vàng nhưng người dân...

Một thời gian dài, cây chuối được ví như cây bạc, cây vàng, giúp người dân làm giàu, đổi thay cả một vùng biên giới. Tuy nhiên, những ngày qua, giá xuất đi Trung Quốc rớt thê thảm, hàng trăm tấn chuối chín vàng nhưng người dân không buồn thu hoạch.

12-37-53_1
Giá chuối rớt xuống chỉ còn 1 nghìn đồng/kg

Mặc dù đang là chính vụ thu hoạch chuối, nhưng đến xã Bản Lầu vào những ngày này không còn bắt gặp cảnh tấp nập người mua, kẻ bán vốn có. Theo chính quyền xã Bản Lầu, chuối năm nay được mùa nhưng người dân không mấy mặn mà thu hoạch bởi giá bán xuống thấp kỷ lục. Nếu bỏ công thu hoạch cũng khó thu đủ vốn đầu tư chứ đừng nghĩ tới lãi.

Năm nay, gia đình anh Liều Seo Lý ở thôn Na Lốc 4 đầu tư trồng hơn 2 nghìn gốc chuối. Nếu giá chuối như mọi năm, khoảng 4 - 5 nhân dân tệ (tương đương 12 - 15 nghìn đồng/kg), gia đình anh sẽ thu về trên dưới 100 triệu đồng. Tuy nhiên, những ngày gần đây giá chuối liên tục giảm, khiến cho những kế hoạch của anh Lý bị phá sản hoàn toàn. Với giá mua chuối của thương lái Trung Quốc dao động khoảng hơn 1 nghìn đồng/kg thì dù có thu hoạch về bán cũng chẳng đủ tiền trả thuê nhân công chứ chưa nói đến hoàn trả tiền phân bón và cây giống.

“Bây giờ chuối đã đến kỳ thu hoạch mà giá thì cứ giảm thế này, không thu về thì chuối chín thối rụng hết. Hôm qua có thương lái ở dưới xuôi lên đặt mua mấy tấn với giá cũng 1 nghìn đồng/kg, nhưng bù lại bán cho họ không phải mất công ra nải, không phải vận chuyển xuống tận sát biên giới… Thôi thì bán được đồng nào hay đồng ấy”, anh Lý buồn rầu.

Chị Sùng Thị Chư cùng thôn Na Lốc 4 trồng có 3.000 gốc chuối, năm 2016 với diện tích chuối này gia đình chị thu về gần 150 triệu đồng. Từ đầu vụ chuối, thương lái thu mua với giá quá thấp (bình quân 3 nghìn đồng/kg), tuy vậy với giá này chị Chư cũng như bà con trồng chuối trừ tất cả chi phí còn thu về được chút ít.

12-37-53_2
Chuối chín vàng trên nương nhưng người dân không thu hoạch

Nhưng một tuần trở lại đây, giá chuối giảm xuống còn 1 nghìn đồng/kg, chị Chư không có đủ tiền để thuê nhân công thu hoạch. “Nhà mình ít người, mọi năm thu hoạch chuối đều phải thuê người về chặt, bây giờ giá chuối rẻ quá nếu mà chặt về thì không có đủ tiền trả cho họ. Mấy hôm nay chuối chín rụng nhiều, mang về cho lợn ăn cũng chẳng hết được, tiếc lắm mà chẳng biết làm thế nào”, chị Chư thở dài.

Ông Phạm Đăng Năm, Bí thư Đảng ủy xã Bản Lầu cho biết, năm 2017 diện tích trồng chuối toàn xã tăng gần 100ha so với năm 2016. Trong đó, chuối trồng tại xã khoảng 500ha, cùng hơn 100ha người dân đi thuê đất ở xã Nậm Chảy để trồng. Nhìn chung, vụ chuối năm nay bà con nông dân khá vất vả bởi ngay từ đầu năm do ảnh hưởng thiên tai, đặc biệt là dịp tháng 6 và tháng 7 vừa qua, gió lốc làm gãy đổ khoảng 40ha chuối của bà con.

Tuy nhiên, đánh giá chung thì chuối năm nay được mùa, quả to đẹp, nếu tính bình quân sản lượng khoảng 25 tấn/ha thì toàn xã cũng có 15 nghìn tấn chuối. Giá chuối năm nay được thương lái Trung Quốc thu mua thấp hơn so với mọi năm, thời điểm cao nhất giá chuối đạt 5 nghìn đồng/kg. Từ đầu vụ đến nay bà con đã thu hoạch được 1/2 tổng sản lượng chuối.

Những ngày gần đây, giá chuối giảm mạnh khiến cho việc tiêu thụ hết sức khó khăn. “Với giá dao động 1 nghìn đồng/kg, các hộ nương chuối ở xa, phải thuê nhân công nữa thì sẽ lỗ lên rất nhiều hộ bỏ mặc chuối chín trên cây không thu hoạch vì càng thu hoạch thì càng lỗ”, ông Năm cho biết.

Để tháo gỡ khó khăn cho bà con, cấp ủy, chính quyền xã Bản Lầu cũng đã báo cáo thực trạng và đề nghị huyện Mường Khương kêu gọi các doanh nghiệp trong nước về mua chuối cho bà con. Tuy nhiên, đến thời điểm này rất ít doanh nghiệp, thương lái ở xuôi lên mua chuối bởi hiện nay nguồn nguyên liệu chuối trong cả nước tương đối nhiều.

12-37-53_3
Khu tập kết chuối để xuất khẩu nay vắng như chùa Bà Đanh

“Về giải pháp lâu dài, căn cơ thì chúng tôi đã thống nhất sẽ không khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng chuối, dứa nữa mà chuyển sang trồng các cây có giá trị kinh tế khác như quế, sa nhân, mít Thái Lan… Bởi những năm gần đây đầu ra của chuối và dứa ở Bản Lầu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, giá cả biến động liên tục nên rất khó khăn cho người nông dân”, Bí thư Đảng ủy xã Bản Lầu cho chia sẻ.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm