| Hotline: 0983.970.780

"Vua lúa" vùng biên

Thứ Ba 26/08/2014 , 08:14 (GMT+7)

Nước da ngăm đen, đôi bàn tay chai sạn vì lăn lộn tiếp xúc với ruộng đồng nhiều năm, đó là hình ảnh anh nông dân Nguyễn Hoàng Diệu, 36 tuổi ở ấp Tân Bảnh, xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp.

Anh là người làm giàu từ cây lúa ở vùng giáp ranh biên giới.

Làm ruộng từ thuở bé

Là con thứ hai trong một gia đình có bốn người con, cha mất sớm khi anh Diệu chỉ tròn 11 tuổi nên phải bỏ lỡ chuyện học hành để giúp mẹ làm ruộng nuôi ba đứa em ăn học.

Anh kể: “Chưa đầy 10 tuổi tôi đã theo cha mẹ ra đồng phụ việc đem nước, ôm cỏ bờ… và tập làm quen với canh tác. Đến năm 15 tuổi, tôi đã tự rải phân, phun thuốc, dặm lúa… trên 4 ha ruộng nhà. Mặc dù được tiếp xúc với ruộng đồng từ rất sớm nhưng vốn kiến thức ít ỏi lại thiếu kỹ thuật canh tác nên năng suất lúa chỉ ở mức vỏn vẹn vài trăm kg/công”.

Năm 18 tuổi, anh được Trạm BVTV huyện Tân Hồng giới thiệu tham gia lớp học IPM về các kiến thức quản lý dịch hại cho cây lúa trong thời gian ba tháng. Anh nhớ lại: “Nhờ có khóa học, tôi biết phun thuốc theo giải pháp 4 đúng nên năng suất lúa tăng hơn những năm trước đây khoảng 20%. Năm 1996 ghi lại một mốc đầy tự hào khi năng suất lúa IR50404 vụ đông xuân đạt kỷ lục gần 10 tấn/ha”.

Nhờ tiếp cận với những kỹ thuật canh tác tiên tiến kết hợp với việc sử dụng sản phẩm ưu việt của Syngenta giúp cho hạt lúa đẹp, năng suất lúa luôn ở mức trên mong đợi mà chàng trai Diệu được UBND tỉnh Đồng Tháp tặng bằng khen “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” khi mới chỉ 26 tuổi.

Anh Diệu cho biết, từ cách đây khoảng chục năm anh đã bắt đầu áp dụng giải pháp tích hợp của Công ty Syngenta cho cây lúa.

Bằng giọng hồ hởi, anh chia sẻ, điều tâm đắc nhất anh rút ra từ việc học hỏi giải pháp tiên tiến này là đối với sâu và rầy nâu thì phun Virtako và Chess khi vượt ngưỡng gây hại, còn với bốn bệnh hại quan trọng do nấm gây ra như lem lép hạt, đạo ôn cổ bông, vàng lá chín sớm, đốm vằn thì phun ngừa bằng Amistar Top sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Vượt trội kinh tế gia đình

Lập gia đình và ra riêng chỉ với 2 ha ruộng lúc ban đầu, sau bao năm vất vả, cần cù chịu khó lao động học hỏi, ngày hôm nay “cơ ngơi” của anh là 10 ha ruộng với 3 vụ sản xuất/năm.

Với tính toán nhanh nhạy nắm bắt được tính ưu việt của sản xuất lúa giống, năm 2010 anh Diệu đã quyết định chuyển từ sản xuất lúa hàng hóa sang lĩnh vực này để đảm bảo đầu ra và lợi nhuận ổn định hơn.

Anh cho biết: “Cá nhân tôi và bà con được thực tế trải nghiệm đầy đủ về công dụng cũng như chất lượng vượt trội của các loại thuốc BVTV của Công ty Syngenta. Mặc dầu giá thuốc có nhỉnh hơn các hãng khác nhưng bù lại hiệu quả cao, giảm được công phun, ít gây tác động xấu cho môi trường và đem lại năng suất cao hơn, lại thêm có dịch vụ giao tận nhà từ đầu vụ cho đến cuối vụ.

Việc áp dụng giải pháp tích hợp của Syngenta giúp tôi tạo ra lúa có độ thuần chất và lượng cao mà “công đầu” trong chuyện này là Sofit, vì Sofit có thể vừa trừ cỏ mà còn có thể diệt tốt lúa cỏ và lúa rài trong đất nữa”.

“Làm lúa giống không sợ không tiêu thụ được, vì đã có Công ty cổ phần BVTV An Giang ký kết hợp đồng thu mua. Lúa đến ngày thì có tổ thu hoạch đến làm toàn bộ. Nếu so ra, sản xuất lúa giống cực công hơn nhưng lợi nhuận cao hơn lúa hàng hóa”, anh Diệu tâm sự.

Dồn sức lo cho hai đứa con ăn học, anh cũng định hướng cậu con trai út sẽ theo học ngành kỹ sư nông nghiệp để nối nghiệp nghề nông, phát triển tiềm năng trên ruộng nhà mà sắp tới sẽ tăng thêm diện tích khi anh mua thêm 1-2 ha đất nữa.

Canh tác 10 ha ruộng đối với anh chẳng khó khăn gì vì: “Bây giờ làm ruộng rất khỏe, tôi chỉ cần điều phối qua điện thoại. Làm nhiều nên tôi thuê 11 lao động xem như lính ruột trong nhà, vừa giải quyết việc đồng áng lại vừa tạo được công ăn việc làm cho bà con lối xóm. Đám tiệc vẫn đi được chứ không bận rộn gì cả”.

Chuyển sang sản xuất lúa giống, năng suất vẫn đạt như lúa hàng hóa nhưng giá bán cao hơn từ 15 - 20%. Với 10 ha ruộng và số lãi trên 600 triệu đồng/năm, anh khoe, hiện tại đã mua được 4 nền nhà và năm tới sẽ xây một căn nhà khang trang khoảng nửa tỷ đồng.

Giúp bà con cùng ăn nên làm ra

Đi dọc con kênh Cô Đông dài hơn 4 km, chúng tôi hỏi thăm anh Diệu “vua lúa” thì không ai mà không biết đến. Bởi không những nổi tiếng là người sản xuất giỏi với nhiều năm làm lúa đạt năng suất hàng đỉnh, anh còn năng động phụ giúp vợ buôn bán tạp hóa, hàng bông để cải thiện cuộc sống gia đình, lại luôn thân thiện, dễ gần và sẵn sàng chia sẻ kiến thức học được với bà con chòm xóm.

Anh bộc bạch: “Rất nhiều bà con và người thân trong gia đình làm ruộng theo hướng dẫn của tôi. Nhiều người đạt năng suất 13 tấn/ha, thu lời nhiều hơn, cuộc sống cũng dần trở nên khấm khá hơn”.

Ngồi trò chuyện với anh giữa vô số những bằng khen, giấy khen từ cấp trung ương đến địa phương, minh chứng của một nông dân sản xuất giỏi, chúng tôi cảm thấy ấn tượng khi nghe anh Diệu thổ lộ anh vẫn không bỏ qua một chương trình hội thảo, phổ biến kiến thức nào mà địa phương hay Công ty Syngenta tổ chức để học nhiều hơn và nắm vững hơn nữa những bí quyết làm giàu từ cây lúa của nhà nông.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm