| Hotline: 0983.970.780

Vùng bãi ngang những mảng màu sáng - tối: Bài 9 - Biển 'chết' Xuân Thành

Thứ Tư 26/06/2019 , 14:11 (GMT+7)

Đã hơn một thập kỷ chờ đợi “nàng công chúa” biển Xuân Thành thức giấc, nhưng có vẻ sự kỳ vọng của người dân quê hương Đại thi hào Nguyễn Du nói riêng, toàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung đang đặt “nhầm chỗ”. 

Hầu hết khách sạn ở Xuân Thành đã hoang phế hơn 3 năm nay.


Nhếch nhác một “thiên đường…”

Khoảng ba mươi năm về trước, bãi biển Xuân Thành, huyện Nghi Xuân rất mộc mạc, hoang sơ. Nơi đây chỉ đơn thuần dùng làm bãi neo đậu tàu thuyền nhỏ của người dân bản địa. Đến những năm 1995 - 1996, nhận thấy bãi biển đẹp, trữ tình, nên người dân bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên, xây dựng ki ốt, quán ăn khai thác du lịch.

Độ dăm năm sau, Xuân Thành nổi danh là khu mại dâm giá rẻ. Phía sau những quán ăn, ki ốt dọc bãi biển là hàng chục, hàng trăm căn phòng dùng để tiếp “khách” khi có nhu cầu. Những nữ tiếp viên tuổi còn đôi mươi đổ về nơi đây mỗi ngày một đông, có khi lên đến hàng trăm người.

Vào thời điểm trước khi thực hiện chiến dịch dẹp tệ nạn mại dâm (năm 2016), theo thống kê, Xuân Thành có 4 khách sạn, 178 nhà hàng. Các “nhà hàng” này ngoài việc phục vụ nhu cầu ăn uống, còn xây thêm nhiều dãy phòng nhỏ, lắp điều hòa và có tiếp viên nữ để “phục vụ khách” khi có nhu cầu.

 
Hàng quán tại bãi biển Xuân Thành nhếch nhác, không khác gì những khu trọ ổ chuột bỏ hoang. 

Mỗi lần đi “tàu nhanh”, khách trả 200 ngàn đồng, tiếp viên được hưởng một nửa số tiền trên. Hầu hết “bóng hồng” hoạt động ở Xuân Thành không đăng ký tạm trú tại địa phương và họ đến từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh.

Xuân Thành là một trong những bãi biển đẹp nhất nhì Hà Tĩnh, chiều dài 5km. Nước biển ở đây có độ mặn vừa phải, trong, xanh và rất sạch với hệ thống đảo Mắt, đảo Ngư nối liền trong cảnh sắc thiên nhiên trữ tình. Đặc biệt hơn, nơi đây còn có dòng sông nước ngọt Mỹ Dương bắt nguồn từ núi Hồng Lĩnh chảy song song theo chiều dài bãi biển. Sông không sâu nhưng nước không bao giờ cạn, hai bên bờ sông là thảm thực vật xanh tốt. Đây chính là điểm đặc trưng của Xuân Thành mà không phải bãi biển nào có.

“Tai tiếng” nhiều hơn “danh tiếng” nên lượng khách đến khu du lịch biển Xuân Thành đại đa số là nam. Hi hữu lắm mới đón được dăm ba đoàn khách là gia đình.

Tuy nhiên, những đoàn khách này sau khi chứng kiến cảnh tượng các nữ tiếp viên quần đùi, áo hai dây, mắt xanh, môi đỏ lả lướt chèo kéo khách họ cũng một đi không trở lại.

Lượng khách đến Xuân Thành hàng năm chỉ giao động ở con số rất khiêm tốn từ 60, 70 ngàn lượt khách, năm cao điểm cũng chỉ thu hút được trên dưới 100 ngàn lượt.

Cuối năm 2016, cuộc chiến ngăn chặn tệ nạn mại dâm ở Xuân Thành được đẩy lên cao trào. Hàng chục nhà hàng chứa mại dâm, đối tượng mua, bán dâm bị lực lượng Công an Nghi Xuân bắt giữ, xử lý.

Kể từ đây, khách du lịch vắng bóng dần. Hơn 100 ki ốt trước đây là nơi kinh doanh mua - bán dâm nay bỏ hoang phế, nhếch nhác, bẩn thỉu.

Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng Ban quản lý khu du lịch Xuân Thành thừa nhận, các ki ốt nằm dọc bãi biển đã hư hỏng hết và nhếc nhác.

Tuy nhiên, việc dọn dẹp ki ốt, nhà hàng và môi trường xung quanh khu vực bãi biển thuộc về trách nhiệm của các chủ cơ sở vì họ chưa trả lại đất.

Về lý là như vậy nhưng thực tế, đến thời điểm này chỉ có một vài hộ chấp hành nhiệm vụ đó, số còn lại đang chất đống, nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”, nham nhở không khác gì một bãi cát hoang sơ.

 
Ngay cả những khách sạn đầu tư hàng chục tỷ đồng cũng cửa đóng then cài, chưa "khai sinh" đã bị "khai tử".

Những ki ốt xây tạm bợ, bờ tường loang lổ, mái nhà đổ nát, cửa hư hỏng, vật dụng vứt tứ tung... là những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt du khách khi đến đây. Thậm chí nhiều khách sạn, nhà nghỉ chưa “khai sinh” đã bị “khai tử”.

Điển hình là nhà nghỉ Vietcombank, ở thôn 1, xã Xuân Thành. Ông Trần Mạnh Tuấn, bảo vệ nhà nghỉ cho hay, nhà nghỉ này được đầu tư xây dựng khang trang cách đây gần chục năm với khoảng 60 phòng. Hầu hết các phòng đều được trang bị đầy đủ giường chiếu, ti vi, tủ lạnh. Tuy nhiên, chưa bao giờ ông thấy nhà nghỉ này đón khách đến ở.

Một khu du lịch biển tiềm năng như Xuân Thành nhưng để những ki ốt, nhà nghỉ nham nhở như vậy tồn tại hai ba năm nay thì thật đáng trách. Đành rằng, tỉnh Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân đã kêu gọi được một vài doanh nghiệp vào đầu tư khu vực này nhưng không ai dám chắc các dự án được triển khai thực hiện đúng tiến độ. Hơn bao giờ hết, để duy trì hoạt động của khu du lịch, việc Nghi Xuân cần làm ngay lúc này là dọn sạch bãi biển.
 

Làm ăn “bắn tỉa, chộp giật”

Còn về lâu dài, theo ông Phạm Anh Tuấn muốn kéo khách du lịch đến Xuân Thành thì phải nhanh chóng đầu tư hạ tầng từ đường sá, các dịch vụ vui chơi giải trí, đặc biệt là hệ thống phòng nghỉ.

“Để đáp ứng nhu cầu khách nghỉ những tháng cao điểm, khu du lịch cần ít nhất 500 phòng đạt chuẩn tối thiểu 2 - 3 sao”, vị Trưởng ban nói.

Đồng thời thông tin, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 60 ngàn lượt khách đến Xuân Thành nhưng họ chỉ đến tắm và ăn uống chứ không lưu trú vì hạ tầng chưa đảm bảo.

Trường đua chó sau 2 năm hoàn thành vẫn chưa thể hoạt động do thiếu thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đi kèm với hạ tầng, lịch sử về một “thiên đường …” quá nặng nề khiến du khách hộ gia đình còn ngại đến Xuân Thành. Quan trọng hơn, nhận thức của đại bộ phận người dân trong việc kinh doanh du lịch biển vẫn còn tâm lý “bắn tỉa”, chộp giật, chưa quan tâm trau dồi kiến thức phục vụ khách du lịch đúng nghĩa.

Những hạn chế này cần lộ trình thay đổi bài bản nhưng nếu các cấp quản lý nhà nước không kịp thời vào cuộc định hướng, cầm tay chỉ việc cho bà con thì năm năm, mười năm nữa khu du lịch Xuân Thành cũng khó phát triển tương xứng tiềm năng của một bãi biển đẹp nhất nhì Hà Tĩnh.

Ngày 31/1/2008, Cty CP Hồng Lam Xuân Thành (trực thuộc VABIS Group) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đầu tư Khu dịch vụ và nhà nghỉ Xuân Thành với quy mô lên tới hơn 120ha, bao gồm đầy đủ các tiện ích cao cấp như: Sân Golf 18 lỗ, trường đua chó, khách sạn 5 sao có casino, bể bơi, trường học, khu tiện ích vui chơi giải trí, khu cắm trại sinh thái, bãi tắm ven biển trải dài…

Hạ tầng nham nhở...

Thời điểm đó, từ chính quyền địa phương đến người dân đặt kỳ vọng, chỉ sau dăm ba năm bộ mặt khu du lịch biển Xuân Thành sẽ “thay da đổi thịt”. Tuy nhiên, trầy trật mãi phải qua 4 lần gia hạn, năm 2013 dự án này mới chính thức được khởi động và hiện cũng mới chỉ có dự án sân Golf 18 lỗ Xuân Thành cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng; dự án trường đua chó đã hoàn thành gần 2 năm nhưng chưa thể đi vào hoạt động do thiếu thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Còn các hạng mục dịch vụ tiện ích khác như: Nhà hàng, siêu thị, trạm xăng, nhà trẻ, trường tiểu học, trạm y tế, khu thể dục thể thao, khu vệ sinh công cộng, khu xử lý nước thải... vẫn đang nằm... trên giấy.

Sân golf vắng khách.
Thống kê từ Ban quản lý khu du lịch Xuân Thành cũng cho thấy, hàng trăm phòng nghỉ tại các khách sạn, nhà nghỉ như: Minh Hường, San Hô Đỏ, Tiên Sa... cũng đang bỏ hoang. Chỉ còn duy nhất 3 khách sạn Hanvet, Thanh Thủy, Hồng Nhung hoạt động khá èo uột.

Những lùm xùm quanh việc Dự án Hoa Tiên Paradise – Xuân Thành (một hạng mục nằm trong dự án) phân lô, bán nền để huy động vốn khi chưa xây dựng xong hạ tầng, đầy đủ các thủ tục bắt đầu xuất hiện.

Từ đây, dư luận cũng đặt dấu hỏi về tiềm lực thực sự của Cty CP Hồng Lam Xuân Thành. Liệu nguồn vốn của doanh nghiệp này có đáp ứng được những hạng mục đã “vẽ” ra đúng tiến độ (?!).

Lâu nay, tại Hà Tĩnh có rất nhiều dự án được cấp đất, “trống dong cờ mở” khởi công nhưng sau một thời gian thì lâm cảnh hoang tàn. Lý do không có gì khác ngoài việc thiếu vốn. 

Nếu một vài năm tới, các dự án vẫn “dẫm chân tại chỗ” thì chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước cần “mạnh tay” thu hồi, kêu gọi nhà đầu tư khác thực sự muốn vực dậy khu du lịch biển Xuân Thành.


>>Bài 8 - Tương lai bất định

>>Bài 7 - Đổi thay vùng chân sóng

>>Bài 6 - Đâu rồi những triệu phú, tỷ phú nuôi tôm?

>>Bài 5 - Nhiều lỗ hổng trong chính sách lớn

>>Bài 4 - Ngỡ ngàng đất biển Quỳnh Phương

>>Bài 3 - Đổi thay vùng cói

>>Bài 2 - Mơ về canh bạc tất tay

>>Vùng bãi ngang, những mảng màu sáng - tối

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm