| Hotline: 0983.970.780

Vùng cao "khát" đủ thứ!

Thứ Sáu 01/11/2013 , 10:43 (GMT+7)

Nghị định 74 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013 hỗ trợ cho địa phương nghèo để phát triển giáo dục nhưng lại không được Bộ Tài chính cấp phát chi trả sẽ là một gánh nặng cho các địa phương nghèo.

Đến từ Hà Giang, ĐB Nông Thị Bích Liên lại thấy bất cập nổi lên từ ngành giáo dục. Theo ĐB Liên, cử tri và các thầy cô giáo tâm tư bày tỏ, trong những năm qua Đảng, nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp học, nhà lưu trú học sinh, hỗ trợ tiền ăn, đồ dùng học tập cho học sinh nhưng việc vận động học sinh đến trường còn vô cùng khó khăn.


ĐB Quốc hội tỉnh Hà Giang Nông Thị Bích Liên

Đặc biệt, Nghị định 74 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/9/2013 hỗ trợ cho địa phương nghèo để phát triển giáo dục nhưng lại không được Bộ Tài chính cấp phát chi trả sẽ là một gánh nặng cho các địa phương nghèo có số thu ngân sách thấp.

Cùng nhìn về bất cập trong sự nghiệp “trồng người”, ĐB Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) thì bổ sung, hiện cả nước mới có gần 10% số tỉnh, thành và trên 40% số quận, huyện, thị đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Còn khoảng 35% số tỉnh là chưa có huyện nào đạt được chuẩn nêu trên mà chủ yếu là tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và số phòng học đạt tiêu chuẩn thì đạt thấp, nhất là ở các địa phương miền núi vùng cao. Tình trạng phòng học tranh tre, phòng học mượn ở các điểm trường, các thôn, bản vùng cao khá phổ biến, số phòng học chưa đủ đảm bảo số nhóm lớp các độ tuổi.

ĐB đến từ vùng núi Nông Thị Bích Liên đề nghị Quốc hội, Chính phủ cân nhắc xem xét tiếp tục cho thực hiện Khoản 1, Điều 6 của Nghị định 49 Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục.

Đặc biệt là những mong muốn khiến nhiều đại biểu tại Hội trường lặng đi: “Những nơi tráng lệ đô thành nếu chỉ thiếu nước vài giờ đã làm cho mọi người cảm thấy vô cùng khó chịu. Trong khi đó đồng bào vùng cao bao đời nay phải sống chung cùng với khát, với đá, nhiều tháng trong năm trông ngóng nước trời để sinh tồn. Nếu không có một chính sách đột phá đầu tư cho những vùng này thì đến năm 2020 đất nước ta bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa tôi e rằng vùng cao vẫn còn khát”.

ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) và ĐB Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) có chung lo lắng về nguy cơ tái nghèo sẽ rất cao nếu Chính phủ không sớm có chỉ đạo quyết liệt, đột phá. Đặc biệt, phải gắn cương vị và trách nhiệm tương xứng, cương vị càng cao trách nhiệm càng lớn.

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Một làng nghề cây cảnh ở Hà Nội thu hút 200.000 lượt khách du lịch

Năm 2022, điểm du lịch làng quê Hồng Vân, huyện Thường Tín được Hà Nội công nhận OCOP 4 sao. Từ đó đến nay, xã đã đón khoảng 200.000 lượt khách du lịch.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Tử thu phí được 14,6 tỷ đồng, gần 6 tỷ tiền công đức

QUẢNG NINH 3 tháng đầu năm 2024, Hội xuân Yên Tử đã đón gần 380.000 lượt khách; tổng thu phí tham quan đạt trên 14,6 tỷ đồng. Thu công đức đạt trên 5,9 tỷ đồng.

Bình luận mới nhất