| Hotline: 0983.970.780

Vùng cói "tan băng"

Thứ Tư 30/12/2009 , 11:00 (GMT+7)

Bức tranh vùng cói huyện Nông Cống (Thanh Hoá) dần khởi sắc sau nhiều năm “băng giá”. Hai vụ cói gần đây giá cả nhích lên, cói lại được mùa đã cứu hàng nghìn hộ dân 10 xã vùng cói.

Bức tranh vùng cói huyện Nông Cống (Thanh Hoá) dần khởi sắc sau nhiều năm “băng giá”. Hai vụ cói gần đây giá cả nhích lên, cói lại được mùa đã cứu hàng nghìn hộ dân 10 xã vùng cói khỏi miệng vực đói nghèo.

 Men theo bờ đê con sông Yên, sông Hoàng, những cánh đồng cói ngút ngàn một màu xanh. Tại xã Trường Giang, trên các ruộng cói xanh mướt như trải thảm, những nông dân chăng những tấm bạt ngay tại ruộng để che nắng trong lúc thu hoạch. Các hoạt động cắt cói, rũ cói, phân loại, chẻ cói và phơi đều được thực hiện trên đồng khiến không khí càng nhộn nhịp. Trước ống kính phóng viên, họ có vẻ e dè, nhưng "trong vai" một cán bộ nông nghiệp đi cơ sở tìm hiểu tình hình sản xuất cói, họ lại bộc bạch tất cả.

Năm nay, cói được giá nên người dân hào hứng trở lại. So với 3 năm trước thì giá cói tăng gấp đôi, lại không ế hàng. Hiện toàn xã Trường Giang có 85ha chuyên canh cói. Vụ chiêm 2009, năng suất cói đạt tới 70 tạ/ha, nhưng nhân dân lại trồng không hết diện tích. Vụ mùa này, với năng suất 50 tạ/ha xã đã thu được 425 tấn cói, nếu tính cả 2 vụ con số đó cao gần gấp đôi. Được biết giá cói loại trên 1,6 mét có thể bán được 600 - 650.000 đồng/ tạ, loại cói từ 1,3 đến 1,6 m khoảng 300.000 đồng/tạ. Theo ước tính của UBND xã, năm 2009 toàn xã thu gần 3 tỷ đồng nhờ trồng cói.

Ngoài diện tích ruộng hiện có của gia đình, nhiều người còn liều mình thuê ruộng ở các xã khác để chuyên canh cói. Một số gia đình có diện tích lớn như anh Cao Xuân Kế ở thôn 8 với 2 ha, thu nhập khoảng 100 triệu trong năm nay, trong đó lãi 50%. Các gia đình anh Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Văn Chỉnh tại thôn 10 cũng có diện tích và thu nhập tương tự. Thôn 11 hiện có đồng cói lớn nhất lên tới 21 ha. Cói thành phẩm của Trường Giang và các xã lân cận hiện nay phần lớn được bán cho các chủ dệt chiếu tại xã Quảng Trường (Quảng Xương) và các chủ đầu nậu ở Nga Sơn để xuất sang Trung Quốc.

Thành công ngày hôm nay phải kể đến sự kiên trì trong chỉ đạo giữ vùng cói của huyện. Mấy năm trước, giá cói bấp bênh, huyện này vẫn kiên quyết chỉ đạo nhân dân giữ lại diện tích cói. Hiện tượng "lúa lấn cói" được ngăn chặn nên không dính vào "vết xe đổ" như một số vùng cói khác trong tỉnh.

Theo bà Ngô Thị Thu, Chủ tịch UBND xã Trường Giang thì 4 thôn 8, 9, 10, 11 đất nằm ven các sông Hoàng và Sông Yên đều chua mặn chỉ trồng được cói. Đời sống của họ phụ thuộc lớn vào thăng trầm của nghề trồng cói. Nói về cây cói mấy năm trước, bà Thu cho biết: Biết khó khăn nhưng xã vẫn động viên người dân cố gắng không bỏ hoang diện tích. Mấy năm cói mất mùa, xã đều phải hỗ trợ. Gần đây nhất, xã phải kêu gọi nhân dân ở 7 thôn trồng lúa quyên góp gạo cho 4 thôn trồng cói được 1,3 tấn. Ngoài số gạo đó, nhà nước cũng đã hỗ trợ 2 đợt với 18 tấn, nhưng cũng chỉ giải quyết được cái đói trước mắt, người dân lần lượt "Nam tiến" làm công nhân, làm thuê tìm kế mưu sinh. Với những gì đang diễn ra từ đầu năm đến nay, có thể nói nghề cói ở đây đang trở lại thời kỳ "ăn nên làm ra".

Tại xã Trường Trung, trong 2009 này, 40,5 ha cói cũng cho thu nhập hàng tỷ đồng. Trên 60 hộ tham gia trồng cói cũng đang chung vui niềm vui được mùa như nhân dân các xã khác trong vùng. Cùng với nghề canh tác cói, 45 máy dệt chiếu thủ công hiện đang giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương.

 Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Nông Cống có 275 ha diện tích chuyên trồng cói. Vụ này, năng suất trung bình toàn huyện đạt khoảng 70 ta/ha, giá lại cao gấp rưỡi, gấp đôi năm ngoái. Tổng thu nhập từ tiền cói của huyện khoảng 15,4 tỷ đồng. Các xã có diện tích cói khá lớn như Trường Giang, Trường Trung, Tế Nông, Tượng Văn, Minh Khôi...đều có thu nhập tiền tỷ từ cói.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất