| Hotline: 0983.970.780

Vùng đất xoè hoa

Thứ Ba 21/10/2014 , 08:10 (GMT+7)

Nằm lọt giữa cánh đồng Mường Lò, TX. Nghĩa Lộ (Yên Bái) giống như bông hoa ban nở ra tươi tốt bên dòng suối Thia xanh thẫm. Nơi đây lưu giữ 6 điệu xoè cổ nổi tiếng của người Thái Tây Bắc.

Múa xoè là sinh hoạt văn hoá cộng đồng, giàu chất nhân văn: Không xoè không vui/ Không xoè cây lúa không trổ bông/ Không xoè cây ngô không ra bắp/ Không xoè trai gái không thành đôi... Nhiều người đã gọi: Nghĩa Lộ là thị xã xoè hoa...

16-37-01_h2
Lửa được đốt lên cho vòng xoè mở ra

Một vùng gạo trắng nước trong

Cách đây hơn chục năm, nhà thơ Lưu Trọng Văn phụ trách chuyên mục “Đi và viết” trên Phụ san Kiến thức gia đình của Báo Nông nghiệp Việt Nam, cùng em trai là đạo diễn điện ảnh Lưu Trọng Ninh và tôi vào thăm cánh đồng Mường Lò.

Nhà thơ quá kinh ngạc giữa một vùng núi non trùng điệp lại xuất hiện một cánh đồng bằng phẳng rộng gần 3.000 ha nằm giữa hai bờ của dòng suối Thia xanh thẫm. Cánh đồng Mường Lò rộng thứ hai vùng Tây Bắc, từ lâu nơi đây nổi tiếng là vùng gạo trắng nước trong.

Chủ Khách sạn Nghĩa Lộ khi đó là chị Trần Thị Cán đọc cho chúng tôi nghe câu ca: “Muốn ăn gạo trắng nước trong/Vượt qua đèo Ách vào trong Mường Lò”.

Lưu Trọng Văn cười nheo nheo đôi mắt đọc nối “Mường Lò không bán chỉ cho...”. Nhà thơ toan đọc tiếp một câu nữa, tôi bảo: Mường Lò không bán chỉ cho là thể hiện lòng hiếu khách của người dân Mường Lò, sự dư ba của câu thơ là ở chỗ đó. Lưu Trọng Văn gật gù: Hay! Thái Sinh nói phải. Mường Lò không bán chỉ cho, điều đó gợi cho ta nhiều thứ lắm...

Trong trường ca "Quam tô mương" đã mô tả lại cuộc thiên di vĩ đại và bi tráng của người Thái đen do hai anh em rể là Tạo Xuông và Tạo Ngân từ Xíp Xoong Păn Na xuôi theo sông Hồng tới cuối đất Văn Yên thì gặp dòng Thia nước trong xanh như mắt mèo.

Tạo Xuông và Tạo Ngân đoán rằng: Phía đầu nguồn dòng Thia sẽ là vùng đất màu mỡ và bình yên, nên họ dẫn đoàn người ngược dòng Thia vào vùng đất rộng bao la được bao bọc bởi bốn bề núi rừng trông giống như chiếc chảo nấu rượu khổng lồ, Tạo Xuông gọi là Lo Lẩu.

Tại đây họ khai phá ruộng nương, lập bản lập mường biến rừng hoang thành vùng đất trù phú Mường Lò. Ngày ấy người ta chỉ cấy một vụ lúa là đủ gạo ăn quanh năm.

16-37-01_h3
Những nghệ nhân thổi khèn trong đêm xoè

Vùng đất Mường Lò một thời giàu có bậc nhất vùng đất Tây Bắc, được mệnh danh là vùng gạo trắng nước trong nổi tiếng trong 12 xứ Thái. Hạt gạo Mường Lò từ ngàn đời nay nức tiếng gần xa, đó là sản phẩm mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Nhiều giống lúa được đất Mường Lò nuôi dưỡng trở thành nổi tiếng, như: Hương chiêm, Séng Cù, ĐS1, JO1... Hạt gạo Mường Lò được ví là Ngọc Sương - hạt ngọc của trời.

Để tri ân trời đất, tổ tiên người dân Mường Lò đã lấy các loại lá rừng nhuộm gạo làm đĩa xôi 5 màu tượng trưng cho ngũ hành: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên trời đất và vạn vật để dâng cúng tổ tiên, thần linh và trời đất cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ tốt tươi, làng bản yên vui.

16-37-01_h6
Nghệ nhân Lò Văn Biến trao đổi với những người tham gia múa xoè

Năm 2008, nhân dân TX. Nghĩa Lộ đã làm một mâm xôi ngũ sắc được ghi vào Sách Kỷ lục Guiness Việt Nam từ 800kg gạo nếp Tú Lệ, gần 400kg lá cây rừng để nhuộm màu do 200 hộ dân đồ từ 300 chõ xôi truyền thống.

Mâm xôi có đường kính 2,8m, nặng 1,2 tấn hình bông hoa ban 5 cánh, loài hoa biểu tượng cao đẹp của tình yêu thuỷ chung đôi lứa của người Thái Tây Bắc.

Miền đất nở hoa

Sau vụ gặt tháng mười, các lễ hội tưng bừng của vùng đất Mường Lò được mở ra khắp các bản mường.

Trong các lễ hội và các cuộc vui không thể thiếu múa xoè. Múa xoè là di sản văn hoá đặc sắc của người Thái, một sinh hoạt cộng đồng giàu chất nhân văn đã kết nối mọi người với nhau: Không xoè không vui/ Không xoè cây lúa không trổ bông/ Không xoè cây ngô không ra bắp/ Không xoè trai gái không thành đôi...

Múa xoè có 6 điệu xoè thể hiện một cách tinh tế cuộc sống lao động, sinh hoạt của người Thái chứa đựng những giá trị nhân văn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

16-37-01_h5
Tay nắm tay trong đêm xoè

Từ nhiều năm nay TX. Nghĩa lộ đã phục dựng lại 6 điệu xoè cổ do hai nghệ nhân Lò Văn Biến và Điêu Thị Xiêng truyền thụ lại cho lớp trẻ. Hằng năm cứ vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10, khi mùa vụ đã gặt xong cây ngô đông phủ màu xanh trên các thửa ruộng là khi thị xã mở hội xoè.

Hội xoè không chỉ tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống mà còn là sinh hoạt văn hoá cộng đồng đậm chất nhân văn của người Thái Mường Lò. Giá trị nhân văn của 6 điệu xoè cổ được ông Lò Văn Biến giải thích như sau:

Mường Lò nơi hội tụ những sắc màu văn hoá truyền thống, từ trên cao nhìn xuống vòng xoè người ta cứ ngỡ mảnh đất nơi này đang nở hoa...

Điệu múa "Khắm khăn mơi lẩu" - tức là Nâng khăn mời rượu. Mỗi khi khách đến nhà để tỏ lòng hiếu khách người phụ nữ thay mặt gia chủ nâng khăn mời rượu. Không ai có thể từ chối chén rượu do những người phụ nữ chưng cất từ hạt gạo họ làm ra, men rượu và men tình người đã kết nối tình thân giữa chủ và khách, tình đoàn kết anh em của các dân tộc ngày càng bền chặt hơn.

"Phá xí" - Bốn phương. Người ở khắp bốn phương trời, mười phương đất đều về đây chung vui. Với ý nghĩa nhân văn của người xưa, các dân tộc khắp bốn phương trời sống trên thế gian này đều là anh em một nhà. Khăn tung lên như mời gọi mọi người cùng về đây chung vui trong một mái nhà không phân biệt trẻ già, trai gái, dân tộc.

"Nhôm khăn" - Tung khăn. Người phụ nữ Thái xưa dệt vải, thêu khăn cho chồng cho con, điệu múa như khoe với mọi người về chiếc khăn mình thuê khéo léo biết chừng nào.

16-37-01_h4
Điệu xoè Nâng khăn mời rượu

"Đổn hôn" -Tiến lùi. Trong cuộc sống khi tiến hay lùi, chân nọ có thể vấp ngã nhưng được chân kia đỡ nên không đau.

"Khắm khăn ỏm nọm" - Không phân biệt gái trai, nắm tay nhau cùng vào vòng xoè. Đây là điệu xoè thể hiện tình đoàn kết thân ái giữa người với người, giữa các dân tộc với nhau.

"Tốp mư" - Vỗ tay. Sau khi làm xong một việc lớn, hay sau mùa gặt người ta tổ chức cuộc vui, họ vỗ tay reo mừng sự thành công đó.

Ngày 29/9/2013, TX. Nghĩa Lộ đã tổ chức một màn đại xoè cổ với sự tham gia của 2.013 nghệ nhân và các diễn viên không chuyên của 7 phường, xã. Màn đại xoè cổ được Tổ chức Guinness Việt Nam công nhận là: “Màn xoè cổ lớn nhất Việt Nam”.

16-37-01_h1
Vòng đại xoè cổ đã xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam năm 2013

Mở màn cho Tuần Văn hoá, Thể thao - Du lịch Mường Lò năm 2014 khai mạc tối 16/10, người dân TX. Nghĩa Lộ và hàng ngàn du khách thập phương lại háo hức bước vào vòng xoè truyền thống với hơn 1.000 diễn viên quần chúng.

Trăng đã lên rồi, sương đã buông và rượu đã ngấm, nào hãy đốt lửa lên, nổi chiêng trống để mọi người tay nắm tay say đắm bước vào vòng xoè cho tâm hồn lạc vào cõi mộng mơ, huyền ảo...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm