| Hotline: 0983.970.780

Vùng hoa Cái Mơn nhộn nhịp vụ Tết

Thứ Hai 30/12/2013 , 10:06 (GMT+7)

Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng cuối năm là nông dân Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) tất bật bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm.

Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng cuối năm là nông dân Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre) tất bật bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm.

Đi đến đâu trong làng hoa kiểng trên mảnh đất cù lao này cũng thấy sự tất bật, khẩn trương hiện rõ trên từng khuôn mặt các nhà vườn. Họ đang chăm chút trong từng công việc của mình, với mong muốn góp thêm hương sắc cho mùa Xuân mới…

Đến với xứ sở hoa Cái Mơn (gồm các xã: Vĩnh Thành, Tân Thiềng, Long Thới, Phú Sơn, Hưng Khánh Trung B), chúng tôi ngợp mắt trước những vườn hoa kiểng đầy màu sắc, chủng loại. Nằm dọc theo các tuyến đường giao thông nhà nào cũng chật kín chậu kiểng đủ loại trước sân, sau vườn, ngoài ruộng.

Hằng năm, làng hoa Cái Mơn có khoảng hơn 3.000 người dân tham gia trồng hoa Tết và trên 10.000 lao động ăn theo (như đan giỏ, chuyên chở mụn dừa, tro trấu, tạo dáng kiểng, bứng cây…) cung ứng khoảng trên 30 triệu sản phẩm hoa kiểng các loại cho thị trường Tết. Các chủng loại hoa chủ lực được bà con nông dân lựa chọn trồng nhiều là cúc mâm xôi, cúc Tiger, cúc Đài Loan, cúc hồng, cát tường, đồng tiền, mai vàng, mai Ấn Độ, tắc, vạn thọ, cẩm chướng…


Bà con Cái Mơn chăm sóc ruộng hoa bạt ngàn kịp bán Tết Giáp Ngọ 2014

Để có được những chậu hoa đẹp phục vụ thị trường Tết Giáp Ngọ 2014, xã Vĩnh Thành có hơn 200 hộ dân trồng hoa kiểng lao động âm thầm, cùng với bàn tay khéo léo, nhiều công phu. Họ phải lao động rất vất vả để có được những sản phẩm làm đẹp cho mùa xuân mới. Tùy theo từng giống hoa khác nhau mà bà con sắp xếp lịch xuống giống, chăm sóc cho phù hợp để đảm bảo hoa ra đúng vào dịp Tết.

Chị Phạm Thi Kim Huệ (ấp Vĩnh Bắc) luôn bận rộn với việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân cho hơn 2.000 chậu hoa xung quanh nhà. Nhờ có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và biết chọn các giống hoa đẹp, đáp ứng kịp thời thị hiếu người tiêu dùng nên năm nào chị Huệ cũng tiêu thụ khá tốt sản phẩm làm ra.

Chị Phạm Thi Kim Huệ cho biết: “Tôi trồng hoa kiểng khoảng 20 năm, năm ngoái gia đình tôi trồng 3.000 giỏ hoa các loại, sau khi trừ chi phí còn lời gần 20 triệu đồng. Tiếp nối thành công này, năm nay gia đình trồng 3.500 giỏ hoa cúc Tiger, Đài Loan, vạn thọ, thời điểm này công việc xong hết rồi, chỉ còn chăm sóc là đến ngày đi bán thôi”.

Tuy cúc là loại hoa Tết phổ biến được thị trường ưa chuộng nhưng để cúc ra đúng dịp Tết, nhằm bán được giá thì không đơn giản chút nào, bởi loại hoa này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Ông Lê Thanh Quang, ấp An Hòa, xã Long Thới cho biết: Năm nay mưa nắng thất thường nên nhiều khả năng chất lượng hoa sẽ không được tốt lắm. Trồng cúc chỉ cần mưa lớn kéo dài là thối rễ chết cây, còn mưa kèm thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát triển. “Mọi chi phí trồng hoa năm nay đều cao hơn năm ngoái khoảng 20.000 đ/giỏ hoa, trong đó chi phí giống tăng khoảng 500 đ/cây, phân tăng 8.000 đ/bao, thuốc tăng gần 5.000 đ/chai, tiền thuê nhân công tăng 2.000 đ/giờ” - ông Quang cho hay.

Thông thường hàng năm, nếu thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ tốt thì giá bán có thể từ 40.000 - 70.000 đ/giỏ. Tuy nhiên, nếu không may bị dịch bệnh, cháy lá hay thị trường ứ đọng nhiều thì giá hoa chỉ trên dưới 10.000 đ/giỏ. Mặt khác, hiệu quả kinh tế của vụ hoa Tết Giáp Ngọ cũng là vấn đề đáng lo do chi phí năm nay cao hơn gần 20% so với năm trước mà giá hoa tết thì khó đoán.

Do đó, hiện nay cũng chưa có thể nói trước được điều gì về thị trường hoa Tết Nguyên đán sắp tới. Chỉ mong sao cho hoa Tết năm nay trúng mùa, được giá để người trồng hoa có cái Tết đầm ấm, sung túc.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm