| Hotline: 0983.970.780

Vùng núi Dran có Tết ấm no nhờ quýt đường đặc sản

Chủ Nhật 05/01/2020 , 08:40 (GMT+7)

Quýt trĩu quả, đầu ra ổn định, giá cao nên nhiều gia đình vùng núi Dran có nguồn thu nhập cao trong dịp Tết.

Những ngày này, người dân trồng quýt ở thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) đang bước vào đợt chăm sóc nước rút để đảm bảo nguồn trái cây phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2020. Ở các nương trên đồi, quýt bắt đầu chuyển đỏ và người dân cũng tổ chức phát quang cây bụi ven đường, phát cỏ ở vườn để sẵn sàng cho mùa thu hoạch sắp tới.

Trên thửa vườn rộng 2,5ha, những cây quýt trĩu quả của gia đình anh Nguyễn Hoàng Vũ (thôn Phú Thuận, thị trấn Dran) bắt đầu cho thu trái bói. Nông dân chia sẻ, thời điểm này, mỗi ngày anh và vợ tìm hái những trái chín rồi bán cho vựa thu mua trong vùng với giá từ 24.000-25.000 đồng/kg.

Người dân vùng núi Dran đang tập trung chăm sóc cây để chuẩn bị thu hoạch vụ Tết Nguyên đán.

Anh Vũ thổ lộ “Tỉa quả chín thôi nhưng một ngày cũng có gần 200kg cung ứng cho người ta”. Cũng theo anh Vũ, năm nay thời tiết thuận lợi nên quýt phát triển tốt, cho năng suất cao. Ước lượng, mỗi cây cho thu hoạch từ 40-50kg trái và người trồng có cơ hội thu về trên 1 triệu đồng mỗi cây.

Cạnh vườn anh Vũ là diện tích 6 sào quýt của gia đình anh Nguyễn Hữu Thuận. Ở khu vườn này, những cây quýt cao quá đầu người được “nhuộm” đỏ bởi màu quả chín. Nông dân 32 tuổi cho biết, những năm gần đây, cây quýt là một trong những nguồn thu nhập chính vào dịp Tết của gia đình. “Quýt được mùa, được giá nên Tết gia đình cũng có một khoản để chi tiêu. Năm ngoái gia đình thu hoạch trên 4 tấn trái, thu về hơn 100 triệu đồng”, anh Nguyễn Hữu Thuận vui cười thổ lộ.

Quýt vụ Tết được mùa, được giá nên người dân vùng Dran vui mừng, phấn khởi.

Gần đây, mùa quýt cuối năm là niềm hy vọng về cái Tết ấm no của nhiều gia đình ở Dran. Theo anh Nguyễn Hữu Thuận, ngày trước, người dân địa phương trồng cà phê và mọi nguồn thu chỉ dựa vào cây trồng này. Đến khi giá cà xuống thấp, kinh tế nhiều nông hộ đã rơi vào cảnh khó khăn, điêu đứng và những cái Tết ảm đạm cũng bắt đầu từ đó.

“Bây giờ hộ nào trồng cà phê cũng ráng trồng thêm mấy chục cây quýt để tăng thu nhập. Nhờ vậy mà Tết đỡ chật vật”, nông dân 32 tuổi chia sẻ.

Tại thị trấn Dran đã hình thành nhiều vựa thu mua nông sản của người dân. Các loại trái cây như quýt đường, hồng vuông, bơ… được thương lái thu mua đều đặn nên nông dân có được đầu ra khá thuận lợi. Sau khi thu mua nông sản tè vườn, các vựa sẽ sơ chế, đóng gói và cung ứng cho đơn vị thứ 3 là các doanh nghiệp, các tư thương ở khắp nơi trên toàn quốc.

Ở Dran, cây quýt đường là giống mới phổ biến và cho năng suất cao. Ngày nay, cùng với cây hồng vuông, quýt là cây đặc sản thứ 2 của địa phương. Một nông dân thổ lộ, người Dran từng gắn với nghề trồng cà phê và ở vào khoảng năm 2005 thì một số hộ đưa quýt đường về trồng xen. Thời điểm này, người dân chọn quýt như một phương án thử nghiệm trong việc cải thiện nguồn thu nhập.

Ở Dran, những vườn quýt hơn chục năm đang cho năng suất cao. Bình quân mỗi cây cho thu hoạch từ 40-50kg/trái.

Cây quýt đường sau đó phát triển mạnh, cho trái nhiều và ngọt nên nhiều nông hộ quyết định mở rộng quy mô. “Vùng Dran có khí hậu mát mẻ nên cây phát triển tốt. Dù là khu vực triền đồi nhưng việc cung cấp nước tưới cho cây khá dễ nhờ có các hệ thống suối, mạch nước ở trên cao. Chúng tôi chỉ cần bỏ một khoản tiền mua ống nhựa về kéo nước và có thể sử dụng trong suốt nhiều năm”, ông Nguyễn Văn Thịnh cho hay.

Theo nông dân, cây quýt ở Dran phát triển mạnh và ít gặp phải sâu bệnh. Do vậy, quy trình chăm sóc cây cũng không đòi hỏi nhiều công sức hay đầu tư nhiều loại thuốc, phân bón. Vào mùa mưa, người dân bón phân để cây hấp thụ còn khoảng thời gian sau đó thì giảm dần và ngắt hẳn. Đặc thù của quýt là bị sâu đục thân nên nông dân luôn chủ động các biện pháp phòng trừ, giảm được thiệt hại.

Ông Đặng Trung, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn D’Ran cho biết, cây quýt đường ở vùng Dran được người dân trồng nhiều trong các vườn cà phê, hồng vuông và cho năng suất cao. Đây là vùng đất có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Theo ông Trung, ngoài quýt đường, một số cây như dứa, bơ, xoài được trồng xen cũng cho người dân cải thiện nguồn thu nhập. Hiện nay, toàn thị trấn Dran có khoảng 1.000ha diện tích trồng xen các loại.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm