| Hotline: 0983.970.780

Vùng tả ngạn Con Cuông thoát nghèo nhờ cây chè

Thứ Tư 13/09/2017 , 13:30 (GMT+7)

Vùng tả ngạn huyện Con Cuông (Nghệ An) bao gồm 5 xã: Đôn Phục, Bình Chuẩn, Cam Lâm, Mậu Đức, Thạch Ngàn có 4009 hộ với 20.613 khẩu, gần 100% là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của huyện cơ bản nằm nhiều ở vùng này.

14-29-43_dsc08011
Cây chè giúp bà con các dân tộc Yên Khê thoát nghèo bền vững

Vùng tả ngạn có tổng diện tích tự nhiên 20.122,58 ha. Vùng tả ngạn này có diện tích đồi núi thấp, núi đồi đất nâu hoặc pha sỏi thích nghi với việc trồng chè. Cùng với dãy đất thuộc các xã Hùng Sơn, Cẩm Sơn, Tam Sơn của huyện Anh Sơn, vùng mà huyện Anh Sơn đang phát triển mạnh cây chè và đã làm khởi sắc kinh tế của huyện, giải quyết việc làm tăng thu nhập, góp phần tích cực trong tạo hàng hoá, xoá đói giảm nghèo.

Trong đề án phát triển vùng nguyên liệu chè của Huyện Con Cuông từ nay đến năm 2010 là 750 ha chè, chủ yếu dựa vào vùng tả ngạn. Riêng xã Thạch ngàn vụ này đã triển khai 150 ha. Điều đáng quan tâm là nghe ra người dân chưa mặn mà lắm. 4 năm trước Tỉnh huyện đã có chủ trương xây dựng Tổng đội Thanh niên xung phong 9, để làm lực lượng xung kích đi đầu trong triển khai vùng nguyên liệu chè công nghiệp của huyện. Vừa qua Huyện đã tốn cả hàng trăm triệu đồng tổ chức cho nhân dân đi tham quan học hỏi kinh nghiệm trồng chè và phát triển cây công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc. Thực tế ngay trong huyện các xã Yên Khê, Bồng Khê, Chi Khê tại các thôn Trung Yên, Khe Tín, Sông Lam, Lam Trà, Tân Lập... cây chè đã cho thu nhập gần như quanh năm cho nhiều hộ gia đình, làm cho cuộc sống của bà con nơi đây ngày càng khởi sắc đi lên.

Trồng chè mau cho thu hoạch và thu hoạch lâu dài. Bằng phương pháp trồng giâm cành, chỉ sau 2-3 năm là có thu hoạch. Trong một năm chỉ trừ vài tháng sau khi đốn cành, còn lại hơn 10 tháng trong năm đều có sản phẩm, gặp phải thời tiết thuận mưa đều năng suất chè càng cao mỗi tháng cho 2-3 lần thu hái búp. Công chăm bón cây chè cũng ít hơn các loại cây công nghiệp khác, mỗi năm vài lần làm cỏ, bón phân nhất là sau khi đốn cành, còn lại quanh năm thu hái.

Vùng tả ngạn Con Cuông cơ bản là diện tích đồi núi có điều kiện trồng chè và phát triển cây chè trên diện rộng, nhất là các xã Thạch Ngàn, Mậu Đức, Đôn Phục, Cam Lâm. Hiện tại các xã này diện tích vùng đồi chủ yếu đang để cây rừng tái sinh, chưa có hiệu quả kinh tế, nếu nhân dân tích cực đưa cây chè vào trồng thì diện tích chè vùng này có thể lên đến trên chục ngàn Ha.

Huyện Con Cuông đang tập trung vận động nhân dân vùng tả ngạn phát triển mạnh cây chè công nghiệp, nhưng tâm lý nhân dân còn ngại vì hệ thống giao thông vùng tả ngạn còn yếu kém, nhất là mùa mưa, bà con sợ khi giao thông ách tắc, sản phẩm không ai mua nên còn ngại trồng. để cây chè trở thành cây mũi nhọn, là hàng hoá cho thu nhập cải thiện đời sống bà con. Việc đưa cây chè vào vùng này là một chủ trương đúng, mong rằng bà con sớm ủng hộ. Cấp uỷ, chính quyền ngoài giao chỉ tiêu kế hoạch, cần phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân thi đua trồng chè công nghiệp. Huyện Con Cuông nên chăng tổ chức thanh niên toàn huyện ra quân ủng hộ bà con vùng ta ngạn khâu làm đất như đào rãnh, đào hố và tổ chức trồng hộ bà con. Mặt khác bà con vùng này cần nhận thức rõ chỉ có cây chè mới may ra giúp bà con thoát khỏi đói nghèo, vươn lêm làm giàu chính đáng.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Thị trường tín chỉ carbon phát triển nhanh, cạnh tranh khốc liệt

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường tín chỉ carbon ở các quốc gia mang đến thách thức đáng kể cho Việt Nam trong việc cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Dấu ấn kiểm lâm trong công cuộc bảo vệ rừng Việt Bắc

Điểm nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên thời gian qua là xây dựng địa bàn không có điểm nóng về khai thác, kinh doanh lâm sản trái phép.

Bình luận mới nhất