| Hotline: 0983.970.780

Vườn điều ông Gẫm

Thứ Tư 23/07/2014 , 08:13 (GMT+7)

Ông Nguyễn Văn Gẫm ở ấp Tam Bung, xã Phú Cường, huyện Định Quán, Đồng Nai là chủ nhân của một trang trại trồng điều rộng 12 ha.

Nhờ kiên trì trồng điều, ông đã cất được nhà mặt tiền quốc lộ 20 và trở thành một trong những người khá giả nhất vùng này.

Chúng tôi gặp ông Gẫm trong vườn điều rộng thênh thang được gia đình ông gây dựng suốt mấy chục năm qua. Biết trước có khách đến chơi, ông bảo người nhà mang một đĩa hạt điều còn nóng hổi, thơm lừng mời khách.

Ông nói: “Khách tới nhà không trà thì bánh, các chú thông cảm, ở đây không có trà, không có bánh, chỉ có hạt điều bà xã vừa rang xong thôi, các chú dùng thử, coi có ngon không?".

Không biết hạt điều ngon hay chủ khéo mời, tôi bốc một nhúm hạt ăn thử. Phải công nhận, một thứ hạt tưởng chừng rất bình thường, nhưng khi ăn lại cảm nhận được rất nhiều mùi vị, thơm thơm, béo béo, ngậy ngậy, rất đặc trưng. Ở miền Bắc vào mùa đông, những ngày rét đậm mà có đĩa hạt điều rang, vừa ăn vừa uống nước trà thì không gì tuyệt bằng.

Hồi tưởng lại những tháng ngày đầu vất vả, ông Gẫm kể: “Khu vực này trước đây còn hoang sơ lắm, hầu như không có dân, chỉ có công nhân làm nông trường trồng dứa, trồng mía, củ mì… Do làm ăn không hiệu quả, vài năm sau nông trường giải thể, một số người bỏ về quê hoặc chuyển đi nơi khác làm ăn. Chính vì vậy đất đai lúc đó rẻ lắm. Thấy thế, tôi gom hết vốn liếng trong nhà và mượn thêm tiền bạn bè mua liền 5 ha đất.

Năm 1987 tôi bắt đầu trồng điều (giống điều hạt) và nhanh chóng vườn điều đơm bông kết trái. Những năm đầu thu hoạch điều vừa trúng giá, vừa được mùa, nên bao nhiêu tiền có được, tôi lại tiếp tục đầu tư mua thêm đất để trồng. Tới giờ gia đình đã có 12 ha điều cho thu hoạch năng suất cao, kinh tế gia đình ngày một ổn định hơn…”.

Nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, tới đây ông Gẫm sẽ phá bỏ một số diện tích giống điều hạt già cỗi, chuyển sang trồng giống điều ghép cho năng suất cao hơn.

Theo ông Gẫm, cây điều trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất đỏ. Cây điều là cây lâu năm, bà con lưu ý nên trồng thưa, khoảng cách từ 10 - 12 m/cây. Nếu trồng dày quá cây điều ít trái, hoặc không có trái. Ngoài kỹ thuật bón phân, hằng năm phải tỉa cành, tạo tán, làm vệ sinh đồng ruộng, bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Đặc tính của cây điều hạt phải trên chục năm trở đi năng suất mới cao và ổn định. Nếu phá đi phải mất nhiều năm sau mới gây dựng lại được. Mấy năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, cây điều bị kém năng suất, giá cả không ổn định, người dân thi nhau chặt điều trồng các loại cây khác, như cây cao su, tiêu, sầu riêng…

Tuy nhiên, ông Gẫm vẫn kiên trì vì năng suất điều luôn đạt từ 3 - 3,5 tấn/ha, giá có xuống thấp vẫn cho thu nhập đều đặn.

Qua nhiều năm gắn bó với cây điều, ông Gẫm đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với bà con. Ông nói: "Năm nay thời tiết bị lạnh nhiều, xuất hiện nhiều bọ xít muỗi đỏ và bọ trĩ (con rầy lửa) chích bông, làm cho hạt phát triển kém, hạt không bóng láng. Cách phòng trừ bọ xít muỗi đỏ là vệ sinh vườn điều, dọn sạch cỏ dại, hun khói vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Khi phát hiện vườn điều bị bệnh thì phun thuốc vào lúc cành lá non (tháng 10), lúc cây ra bông (tháng 12) và lúc trái non rộ (tháng 2, 3). Chú ý phun thuốc vào lúc sáng sớm, chiều mát mới phát huy được hiệu quả.

Các loại thuốc đặc trị bọ xít muỗi đỏ là Dibamerin 10EC, Cyperan 10EC, Phiromin 50SC. Chú ý, khi phải sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại cho cây điều nên dùng các loại có độ độc thấp và phun xịt theo phương pháp 4 đúng (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng thời điểm và đúng cách).

Sau nhiều năm kiên trì tích góp nhờ trang trại trồng điều, gia đình ông Gẫm đã xây được nhà kiên cố ở mặt tiền quốc lộ 20. Ông còn mua sắm được nhiều máy móc để phục vụ cho SX nông nghiệp (máy cày, máy tưới, máy xịt thuốc sâu…); đồng thời tạo điều kiện cho 20 lao động làm theo thời vụ với thu nhập 120.000 - 150.000 đồng/ngày/người.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm