| Hotline: 0983.970.780

Vươn lên nhờ đất chật

Thứ Ba 23/07/2019 , 13:10 (GMT+7)

Tân Tiến dự kiến là một trong 5 xã về đích nông thôn mới (NTM) cuối năm 2019, để Vĩnh Tường sẽ là huyện về đích NTM sớm nhất tỉnh Vĩnh Phúc.

Tân Tiến hiện có 297,4 ha đất tự nhiên, trong đó tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm 74,1%. Là một xã đất đai manh mún, chỉ có 3 thôn là thôn Mới, thôn Nội và thôn Thượng Lạp. Tuy vậy mấy năm nay, đời sống người dân Tân Tiến đã cải thiện đáng kể…

Một đường giao thông nông thôn mới mở.

Những năm qua, thu nhập bình quân đầu người/năm ở xã Tân Tiến có những chuyển biến tích cực, nhờ các giải pháp hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông, vận tải, kinh doanh, dịch vụ…theo hướng SX hàng hóa, các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào SX rộng rãi.

Việc đưa máy móc – công nghệ vào hoạt động SX tiểu thủ công nghiệp, đã tạo ra năng suất lao động cao, đặc biệt chăn nuôi theo mô hình trang trại và phát triển nghề bún sợi, tạo ra bước đột phá cho thu nhập của người dân trong xã. Từ khi triển khai thực hiện chương trình NTM, mức thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn xã tăng rõ rệt, tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân. Đồng thời thu nhập từ lao động đi làm việc ở nước ngoài đem lại nguồn kinh tế đáng kể cho địa phương.

Thu nhập bình quân đầu người của xã cứ tăng dần theo từng năm. Năm 2011, mức thu nhập là 12,5 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2018 đã tăng lên 41,9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của xã cũng giảm dần qua các năm. Năm 2011, toàn xã có 191 hộ nghèo/1.529 hộ, chiếm 12,5%. Đến năm 2018 còn có 34 hộ nghèo/2.084 hộ, chiếm 1,63%. Tiêu chí lao động có việc làm của xã với số người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, đạt từ 90% trở lên…

Hiện nay, chăn nuôi khá phát triển, do có nghề phụ và các bếp ăn tập thể. Tuy vậy, trên 84% số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã đảm bảo vệ sinh môi trường, chuồng trại cách biệt với khu dân cư, với nguồn nước, định kỳ được các hộ gia đình phòng ngừa, đảm bảo vệ sinh, ứng phó dịch bệnh, xử lý chất thải, không gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến các hộ xung quanh. UBND xã đã tổ chức ký cam kết về bảo vệ môi trường với 141 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn xã.

Anh Nguyễn Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã cho chúng tôi biết, do đất chật, người đông, đất canh tác ít, manh mún, nên dân trong xã tìm cách phát triển nghề phụ. Bởi thế nghề phụ rất khởi sắc ở Tân Tiến. Chỉ có 3 thôn, nhưng thôn nào cũng có nghề phụ. Nghề mộc, chủ yếu làm đồ thờ ở thôn Thượng Lạp.

Tuy là các xưởng lẻ, làm tại nhà, nhưng cũng thu hút nhiều lao động và sản phẩm bán rất chạy. Ở thôn Nội phát triển nghề làm bún. Đây là nghề truyền thống, có từ lâu đời ở địa phương. Người dân ở đây làm bún khô, bún ướt, bún bánh và bún rối. Mỗi hộ có thể SX ra từ 5 tạ đến 1 tấn bún mỗi ngày, thu nhập nghề bún rất khá, không ít hộ có mức thu mỗi ngày từ 1 triệu đồng trở lên.

Trường học mới xây dựng ở Tân Tiến.
Tân Tiến là xã có nhiều khó khăn của huyện Vĩnh Tường. Nhưng do sớm tiếp xúc với môi trường kinh doanh, dịch vụ, thương mại, nên đời sống nhân dân khấm khá. Trên địa bàn xã cũng có nhiều cơ sở công nghiệp, tạo đà cho xã phát triển. Cơ sở SX thức ăn chăn nuôi với nhãn hiệu “Voi Vàng” đã là thương hiệu có tiếng trên thị trường miền Bắc, được nhiều cơ sở chăn nuôi có uy tín tìm đến, tiêu thụ sản phẩm…

Là xã giáp ranh với thị trấn Thổ Tang, nên việc giao thương buôn bán cũng phát triển hơn mức bình thường. Anh Trung cho biết, cả xã có trên 100 xe tải và bán tải. Các xe tải này, chủ yếu là vận tải thuê cho dân trong vùng, ngoài vùng. Do buôn bán phát triển, hàng hóa nhiều, nên các chủ vận tải không thiếu việc. Cũng nhờ thế mà thu nhập khá cao.

Đó cũng là nguyên nhân nguồn thu nhập ngày càng tăng của người dân Tân Tiến. Ở Tân Tiến còn một loại phương tiện, không được khuyến khích, gọi là “tự chế”. Đó là loại xe ba bánh.

Loại phương tiện này chỉ hoạt động trong xóm ngõ, hoặc “nội đồng”, giúp bà con vận chuyển phân bón, giống má, phương tiện chăm sóc cây trồng.

Tân Tiến sau khi thực hiện chương trình NTM, tạo ra phong trào học tập, nâng cao trình độ trong đội ngũ cán bộ, công chức xã.

Đến nay, trình độ cán bộ công chức cấp xã đã được nâng cao rõ rệt về trình độ chuyên môn, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Các tổ chức đoàn thể chính trị thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.

Sau khi tổ chức triển khai thực hiện, Tân Tiến đã đạt chuẩn 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, tạo ra diện mạo mới ở vùng nông thôn. Kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ xã đến thôn.

Sự ủng hộ và tham gia của nhân dân trong việc huy động nội lực, làm nghĩa trang nhân dân, đóng góp tiền của, ngày công lao động… góp phần đưa bộ mặt nông thôn của Tân Tiến khởi sắc, bắt kịp với các xã khá, xã giàu trong khu vực.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm