| Hotline: 0983.970.780

Vườn sâm trong khách sạn 3 sao

Thứ Sáu 17/01/2020 , 14:10 (GMT+7)

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình trồng sâm mầm tại phường Cải Đan, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đang khẳng định hiệu quả.

Sâm mầm được trồng tại Khách sạn Sông Công.


Cây người

Chuẩn bị lên đô thị loại II, TP Sông Công đã có nhiều đường nét của một thành phố hiện đại. Là cơ sở lưu trú hiện đại nhất tại đây, mang chính tên của thành phố này, khách sạn Sông Công (phường Cải Đan) được xếp hạng 3 sao là địa chỉ quen thuộc của nhiều du khách trong và ngoài nước chọn làm nơi lưu trú, đặc biệt là khách Hàn Quốc.

Họ không chỉ là khách du lịch mà rất đông trong số đó là những doanh nhân đến tìm kiếm cơ hội làm ăn và đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Đây cũng có thể là một trong những lý do chính để Khách sạn Sông Công thử nghiệm vườn sản xuất sâm mầm xuất xứ từ Hàn Quốc.

Trò chuyện với chúng tôi, anh tạ Công Luận, 33 tuổi, Giám đốc điều hành Khách sạn Sông Công cũng đồng thời là Giám đốc Công ty TNHH TM & DV Sâm mầm Hàn Quốc cho hay, sâm mầm là 1 trong 3 loài nhân sâm quý của Hàn Quốc, được trồng lần đầu tiên ở Việt Nam trong nhà kính thuộc nông trại trường Đại học Đà Lạt với điều kiện trồng trọt nghiêm ngặt: không sâu bệnh, không thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo được điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thổ nhưỡng phù hợp để cây phát triển.

Bước đầu triển khai, nhà dầu tư đã tính đến việc đi tìm các hang động để sản xuất. Chính lẽ đó, cây mới có tên là Nhân sâm. Tức là cây khó tính, khó chăm sóc như người vậy. Các nhà khoa học Hàn Quốc đã chứng minh sâm mầm có tác dụng dọn dẹp gốc tự do, chống oxi hóa, ngăn ngừa lão hóa và phòng ngừa ung thư.

Ngoài ra sâm còn giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch, giúp làm đẹp da. Tại Việt Nam nói chung và tại Thái Nguyên nói riêng, sâm mầm còn khá mới mẻ, vì người dân quen dùng sâm và các chế phẩm từ sâm củ hơn là sâm lá.
 

Đầu tư

Kể quá trình đưa cây sâm Hàn Quốc về trồng tại Thái Nguyên, anh Luận cho hay, tháng 5 năm 2018, chủ khách sạn là ông An Huyn Tai (49 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) đã đến một trong những trang trại trồng sâm mầm lớn nhất Hàn Quốc để học hỏi công nghệ. Tháng 7/2018 ông An đã mang 500 cây giống loại 2 năm tuổi về trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên.

Đầu tư ban đầu gồm kệ và giá thể nhập từ Đức, thành phần gồm rêu khô, vỏ gỗ thông và đá thiên nhiên, được trộn theo tỷ lệ “bí truyền”. Sâm là loài kỵ nước, kỵ ẩm, đòi hỏi nhiệt độ khô, mát. Ông An cũng đã dành riêng phòng 412 của khách sạn để trồng sâm mầm.

10-38-05_sm1
Sâm mầm là 1 trong 3 loài nhân sâm quý của Hàn Quốc.

Từ lứa đầu tiên đến nay, đã thêm 14 lần Công ty nhập giống với số lượng trên 14 vạn cây, xuất bán ra thị trường trên 10 vạn cây. Để mở rộng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã xây dựng 1 nhà kính diện tích 150m2, mỗi lứa trồng 10 nghìn cây.

Tổng số tiền đầu tư gồm: Giá thể 100 triệu đồng; kệ trồng sâm 40 triệu đồng; đèn chuyên dụng để trồng cây 20 triệu đồng; giá mỗi củ sâm giống 2 năm tuổi là 12-15 nghìn đồng, sau khi đưa từ Hàn Quốc về được ươm trồng và chăm sóc tại vườn từ 30-40 ngày sẽ phát triển thành cây sâm đủ thân, rễ, lá và đưa vào sử dụng với giá bán 30 nghìn đồng/cây.

Được sản xuất và ra mắt tại thị trường Thái Nguyên, song những khách hàng đầu tiên mua sâm mầm lại là các công ty Hàn Quốc.

Theo anh Luận, người Hàn Quốc đã quen sử dụng và biết rõ công dụng của sâm mầm nên họ rấy hoan nghênh sản phẩm vừa tươi sạch vừa bổ dưỡng này. Có công ty đặt mua theo định mức mỗi công nhân 1 cây/tuần.

Họ nói các nhà khoa học Hàn Quốc chứng minh sâm mầm có đầy đủ hoạt chất của nhân sâm củ, trong đó hoạt chất quan trọng nhất tập trung nhiều nhất ở lá, cao gấp từ 6 đến 8 lần so với nhân sâm củ nên giá trị dinh dưỡng cũng dồi dào hơn so với nhân sâm.

Hơn nữa, cây sâm mầm còn có một hợp chất quan trọng có tác dụng bảo vệ gan, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa ung thư, giảm kết dính tiểu cầu trong khi nhân sâm củ cùng độ tuổi không có hoạt chất này.

Ông Nguyễn Đức, 60 tuổi, ở phường Cải Đan, TP Sông Công là một trong số khách Việt hiếm hoi rất thường xuyên dùng sâm mầm cho hay, ông bị tai biến 2 năm trước, nghe người quen mách công dụng của sâm mầm, nhất là lại được chứng kiến vườn sản xuất sâm mầm “người thật việc thật” ngay tại địa phương nên cũng mua dùng thử với tâm lý “có bệnh vái tứ phương”.

Không ngờ, ngay khi dùng những cây đầu tiên, đã thấy sức khỏe tiến triển rất tốt, cụ thể là huyết áp ổn định, trí óc minh mẫn, cơ thể nhanh nhẹn khỏe khoắn. Đến nay ông đã dùng liên tục 2 tháng, mỗi ngày 1 cây vào buổi sáng, hoặc ăn sống, hoặc hãm trà, làm sinh tố hoặc hầm thành canh, rất dễ sử dụng. Ngày nào mà không ăn là thấy uể oải, sức khỏe kém ngay - ông Đức cho biết.

Đánh giá nhu cầu thị trường, anh Luận cho rằng người dân ngày càng có điều kiện chăm sóc bản thân, với những tác dụng đã được khẳng định về tác dụng đối với sức khỏe, sâm mầm còn có rất nhiều lợi ích với sắc đẹp, vì thế việc tiêu thụ sâm mầm ở Việt Nam nói chung và tại Thái Nguyên nói riêng rất khả thi, công ty tính đến việc mở rộng diện tích sản xuất để thêm nhiều người có cơ hội dùng sản phẩm sâm quý chất lượng Hàn Quốc với giá Việt Nam.

Ông Lê Văn Khôi (Chủ tịch UBND thành phố Sông Công) cho biết, khi biết được sự hình thành của mô hình, UBND thành phố cũng thực hiện hỗ trợ tốt nhất về các vấn đề thủ tục, hỗ trợ tiêu thụ. Với mong muốn, mô hình sẽ mở rộng quy mô để có thêm các hộ dân của thành phố được tham gia là vệ tinh cho nhà đầu tư, mang đến cơ hội tiếp cận với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.